TAILIEUCHUNG - Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ - Người "Trao chìa khóa" thành Đại La cho Lý Công Uẩn

Bài viết giới thiệu tới người đọc các nội dung: Giao Châu và thành Đại La - Đô hộ phủ, cuộc tranh giành quyền lực giữa các thủ lĩnh người Việt ở hai miền Giao - Ái thế kỷ X và sự ra đời Kinh đô Hoa Lư, thành Đại La đời Tùy Đường lấy hướng nào là chính, Lưu Cơ và cương vị Thái sư Đô hộ phủ cai quản đất Giao Châu và thành Đại La cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI,. . | HỘI THẢO KHOA HỌC QUốC TÊ KỶ NIÊM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI PHAT TRIỂN BỀN VỮNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀN HIẾN ANH HÙNG VI HOÀ BÌNH THÃI Sư ĐÔ Hộ PHỦ LƯU Cư NGƯỜI TRAO CHÌA KHOÃ THÀNH ĐẠI LA CHO Lý CÔNG UẨN TS Nguyễn Việt Đại Việt sử ký toàn thư có lẽ là cuốn sử sớm ghi chép tương đối đầy đủ về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô. Chúng ta đều biết rằng tháng 10 âm lịch năm 1009 Lê Ngoạ Triều chết cùng tháng đó Lý Công Uẩn lên ngôi1. Sau 4 tháng dọn dẹp triều chính tại Hoa Lư sau tết Canh Tuất tháng 2 âm lịch năm 1010 Lý Công Uẩn dời Hoa Lư ở Trường Châu về thăm quê Cổ Pháp Bắc Ninh lần đầu và cũng là lần đầu ông trở lại Giao Châu với cương vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý. Ý tưởng dời đô thực sự xuất hiện sau chuyến thăm quê và thị sát Giao Châu lần này. Bởi vì sau đó tháng 5 âm lịch Lý Công Uẩn họp quan lại trong triều tuyên Chiếu dời đô và tháng 7 âm lịch năm đó thuyền rồng dời đô đã ngự dưới chân thành Đại La. 1. Giao Châu và thành Đại La - Đô hộ phủ Đương thời vựa lúa lớn nhất cũng là kho người kho của ở Lĩnh Nam vẫn là Giao Châu đồng bằng Bắc Bộ nước ta . Các đời Tiết độ sứ đóng châu trị và loạn 12 sứ quân đều diễn ra chủ yếu ở vùng đất Giao Châu đó. Chỉ sau khi dẹp loạn tự lượng sức mình và đảm bảo kế lâu dài cho xã tắc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã đều lấy đất bản bộ Hoa Lư hiểm yếu làm kinh đô. Tuy nhiên không phải vì thế mà Giao Châu bị bỏ rơi. Toàn bộ việc trị an duy trì và phát triển sản xuất thu gom thuế má và điều động nhân tài vật lực ở Giao Châu được đặt vào tay Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ - người đóng vai trò như một vị Phó vương cai quản đất Bắc. Trước hết phải nói đến vị trí chiến lược quan trọng của Giao Châu. Theo ngôn ngữ cổ đại Giao là ghi âm Hán của chữ Keo. Đây là một âm vựng cổ có nguồn gốc Nam Á chỉ vùng thấp ngập. Có thể cách dùng từ Keo Kẹo để chỉ người vùng thấp của một số nhóm tộc miền núi Đông Dương là âm vọng của hiện tượng này. Âm Giao mang nghĩa một vùng đất thấp ngập được sử dụng đầu tiên ở thế kỷ II tr. CN khi Tư Mã Thiên viết về Trung tâm Tiền sử .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.