TAILIEUCHUNG - Lễ cưới việt nam

“Ma chê, cưới trách” là lời nhắc cho các gia đình đừng để xảy ra điều gì khiến phải chê trách trong đám cưới. Bởi người dân Việt Nam coi đám cưới là một việc thiêng liêng, trọng đại trong đời người Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam, từ Nam chí Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi – tên gọi có thể khác nhau, nhưng đều thống nhất như sau: Sự mối manh: Đầu tiên phải có người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình Đó thường là người đứng. | Lễ cưới việt nam Ma chê cưới trách là lời nhắc cho các gia đình đừng để xảy ra điều gì khiến phải chê trách trong đám cưới. Bởi người dân Việt Nam coi đám cưới là một việc thiêng liêng trọng đại trong đời người. Trình tự tiến hành lễ cưới của người Việt Nam từ Nam chí Bắc từ miền ngược đến miền xuôi - tên gọi có thể khác nhau nhưng đều thống nhất như sau Sự mối manh Đầu tiên phải có người trung gian đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình. Đó thường là người đứng tuổi có uy tín có kinh nghiệm. Lễ chạm ngõ Được sự đồng ý của nhà gái nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu cau rượu chè. Phải có trầu cau mới được vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng họ hàng ruột thịt. Không có trầu là không theo lễ. Lễ ăn hỏi Chữ Hán gọi chữ này là lễ vấn danh hỏi tên tuổi so đôi lứa . Gọi như thế thôi chứ người ta đã biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng dù chưa cưới . Cô đã phải biết bổn phận rồi và những nhà khác cũng phải biết đừng lai vãng mối lái gì nữa. Nhân dân nói một cách mộc mạc mà rất có ý vị. Đó là ngày bỏ hàng rào. Nghĩa là con gái nhà này đã được gài được đánh dấu rồi xin đừng ai hỏi đến nữa. Còn một cái tên nôm na để dịch lễ vấn danh lễ ăn hỏi. Sau ngày lễ ăn hỏi phải có báo hỉ chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu một quả cau một gói trà pha đủ một ấm một cái bánh cốm hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng mang đến cho các gia đình họ hàng bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ thôi. Cũng trong lễ ăn hỏi hai họ định luôn ngày cưới. Lễ cưới Lễ nạp tài Là ngày nhà trai phải đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau gạo nếp thịt lợn quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn cho nhà gái và cô dâu biết đã có sẵn cho cô dâu đầy đủ. Đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn sau này cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.