TAILIEUCHUNG - Đề tài: Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu nghiên cứu đề tài: tìm hiểu thực trạng học sinh bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa, tìm hiểu cách học sinh nhìn nhận về bản thân mình thông qua thang đo nhận thức, tìm hiểu mối quan hệ giữa việc bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông, đưa ra một số khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần-tâm lý trẻ em trong trường học. | Nhìn vào bảng ta thấy, trong số các lĩnh vực nhận thức thì nhận thức về ý nghĩ thù địch chiếm tỷ lệ thường xuyên và luôn luôn cao nhất từ - , điều này cho thấy rằng khi các em bị bắt nạt thì nguy cơ các em có ý định trả thù cũng sẽ là cao nhất. Tất cả các nhóm nhận thức do bắt nạt gây nên đều mang lại những hậu quả không tốt cho bản thân các em. Nó làm cho các em có thể gây nên những hành động bạo lực nguy hiểm, không kiểm soát được, hay biến em trở thành người lúc nào cũng mặc cảm, tự ti về bản thân, không có ý chí cố gắng, sống khép mình, không giao tiếp với ai. Có những em sẽ thấy cuộc sống thật khó khăn, nhìn đâu cũng thấy những đe doạ, nguy hiểm luôn rình rập mình, không có ai yêu thương, thấy bản thân mình thật vô dụng, thấy chán ghét bản thân và có thể có những hành động dại dột đáng tiếc. Biểu đồ sẽ cho chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa các lĩnh vực nhận thức do bắt nạt gây nên. Nhận thức về các ý định thù địch cao nhất còn nhận thức về đe dọa cá nhân (đe dọa thể chất) thấp nhất. Điều đó cho thấy khi các em bị bắt nạt, các em luôn thấy lo lắng cho sự an toàn của bản thân, nhưng những suy nghĩ thù địch đã giảm bớt sự lo lắng của các em, thay bằng việc cứ ngồi đó lo sợ, các em quyết định thực hiện những ý định trả thù của mình.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.