TAILIEUCHUNG - Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên - Mai Quỳnh Nam

Mấy năm trở lại đây tội phạm vị thành niên có chiều hướng tăng cao, tình trạng này đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Trong bối cảnh của những biến đổi xã hội với tác động kinh tế thị trường, các yếu tố kinh tế, lợi ích cá nhân được đề cao,. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên" dưới đây. | Xã hội học số 4 56 1996 45 Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên MAI QUỲNH NAM Mấy năm trở lại đây tội phạm vị thành niên có chiều hướng tăng lên. Tình trạng này đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Trong bối cảnh của những biến đổi xã hội với tác động của kinh tế thị trường các yếu tố kinh tế lợi ích cá nhân được đề cao đã ảnh hưởng đến các chuẩn mực các giá trị từng ổn định trong đời sống cộng đồng. Khi tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội chưa được củng cố bền vững thì các hành vi lệch chuẩn cũng nảy sinh. Theo số liệu trong Báo cáo quốc gia của Bộ Tư pháp được trình bày tại Hội nghị tư vấn khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về Công ước về quyền trẻ em tổ chức tại Hà Nội tháng 4 năm 1995 tỷ lệ trẻ em phạm tội trong tổng số các vụ án hình sự hàng năm chiếm khoảng 13 . Riêng trong các năm 1993 - 1994 tỷ lệ các loại tội phạm do trẻ em gây ra như sau - Các tội xâm phạm quyền sở hữu 65 Trong đó tội trộm cắp tài sản của công dân chiếm 38 72 - Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự của con người 22 29 - Các tội xâm phạm trật tự công cộng 4 54 - Các tội khác 8 15 Chỉ số về độ tuổi giới tính thân nhân của trẻ em phạm tội như sau - Từ 14 - 16 tuổi - Nữ - Phạm tội lần đầu - Đã thôi học - Lang thang cơ nhỡ - Đồng phạm với người lớn - Bố mẹ không có nghề nghiệp ổn định - Bố mẹ ly hôn - Không còn bố hoặc mẹ 27 45 1 72 49 44 54 50 12 66 22 79 9 32 2 12 3 44 1 Sự gia tăng tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên là một hiện tượng xã hội do đó việc phân tích và tìm hiểu tình trạng này cần xem xét trong mối tương tác với các quan hệ xã hội vào bối cảnh thực tế của xã hội hiện nay để thấy những tác động xã hội dẫn đến tình trạng trẻ em làm trái pháp luật và đề ra các biện pháp nhằm hạn chế tình hình này. 1. Dẫn theo VŨ NGỌC BÌNH Tư pháp người chưa thành niên và quyền trẻ em. Nxb chính trị Quốc gia. Hà Nội 1996 tr 32 33 . Bản quyền thuộc Viện Xã hội học 46 Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên Về mặt pháp lý vị thành niên là những người chưa có tư .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.