TAILIEUCHUNG - TIỂU LUẬN: Lịch sử triết học Trung Quốc

Giai cấp xuất hiện trong xã hội cổ đại Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Vào cuối thiên niên kỷ này, ở Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng tôn giáo, như “đế”, “thượng đế”, “thiên mệnh”, “quỷ thần”. Đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, đời Tây Châu, đã xuất hiện các biểu tượng triết học như “âm dương”, “ngũ hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Trên cơ sở những biểu tượng tôn giáo và triết học đó, từ thế kỷ VI đến thế kỷ III trước công nguyên, thời. | TIỂU LUẬN Lịch sử triết học Trung Quôc Giai cấp xuất hiện trong xã hội cổ đại Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Vào cuối thiên niên kỷ này ở Trung Quốc đã xuất hiện các biểu tượng tôn giáo như đế thượng đế thiên mệnh quỷ thần . Đầu thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên đời Tây Châu đã xuất hiện các biểu tượng triết học như âm dương ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ . Trên cơ sở những biểu tượng tôn giáo và triết học đó từ thế kỷ VI đến thế kỷ III trước công nguyên thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữư nô lệ sang phong kiến ở Trung Quốc hình thành nhiều học thuyết chính trị xã hội và triết học khác nhau . Khổng Tử với học thuyết nhân lễ Lão Tử với học thuyết vô vi Mặc Tử với học thuyết kiêm ái Dương Chu với học thuyết vị ngã Hàn Phi Tử với học thuyết pháp trị . lần lượt ra đời và đấu tranh với nhau để khẳng định vị trí của minh trong xã hội. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc xây dựng quốc gia phong kiến rộng lớn đã dùng học thuyết Pháp gia để trị nươc. Nhà Hán thay thế nhà Tần thì lên án Pháp gia và tôn sùng Nho giáo. Từ thời hán trở đi các triều đại phong kiến Trung Quốc đã xem Nho giáo là học thuyết thống trị. Nhưng thực ra Nho giáo đó đã thay đổi nhiều so với gốc của nó. Nhà Hán trên danh nghĩa thì tôn sùng Nho giáo nhưng bên trong đã dùng tư tưởng Pháp gia để trị nước. Nho đến thế kỷ III sau công nguyên kết hợp với Lão - Trang trở thành huyền học đến thế kỷ X sau công nguyên kết hợp với Phật và Đạo trở thành lý học. Bên cạnh Nho giáo thì đạo Lão - Trang và đạo Phật du nhập từ ấn Độ vào cũng có vai trò chi phối hệ tư tưởng của Trung Quốc suốt hai nghìn năm. Nếu ở Hy Lạp - La Mã thời cổ đại triết học gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên ở ấn Độ triết học đi liền với tôn giáo thì ở Trung Quốc cổ đại triết học xen lẫn với chính trị và luân lý. ở đó triết học lấy chính trị luân lý làm cơ sở phát triển và ngược lại chính trị và luân lý lấy triết học làm cơ sở lý luận. Tình trạng đó làm cho triết học Trung Quốc thuộc loại hình chính trị - luân lý à nhà .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.