TAILIEUCHUNG - Tính chất hoá học của axit

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT 1. Định nghĩa: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. 2. Công thức phân tử tổng quát: HnA Trong đó: A là gốc axit. n là số nguyên tử H cũng là hoá trị của gốc axit. | Bài 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT 1. Định nghĩa: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. 2. Công thức phân tử tổng quát: HnA Trong đó: A là gốc axit. n là số nguyên tử H cũng là hoá trị của gốc axit. Một số gốc axit thông thường: Kí hiệu tên gọi hoá trị axit tương ứng - Cl Clorua I HCl = S Sunfua II H2S - NO3 Nitrat I HNO3 = SO4 Sunfat II H2SO4 = SO3 Sunfit II H2SO3 - HSO4 Hidrosunfat I H2SO4 - HSO3 Hidrosunfit I H2SO3 = CO3 Cacbonat II H2CO3 - HCO3 Hidrocacbonat I H2CO3 ≡ PO4 phôtphat III H3PO4 = HPO4 hidrophôtphat II H3PO4 - H2PO4 dihidrophôtphat I H3PO4 - OOCCH3 axêtat I CH3COOH - AlO2 Aluminat I HAlO2 3. Phân loại: a) Theo thành phần nguyên tố: - Axit không có oxi (hidraxit) Thí dụ : HCl, H2S - Axit có oxi( oxiaxit) Thí dụ: HNO3, H2SO4 b) Theo số nguyên tử hidro: - Đơn axit: chỉ có một nguyên tử hidro Thí dụ: HNO3, CH3COOH. - Đa axit có từ hai nguyên tử hidro trở lên Thí dụ: H2SO4, H3PO4. c) Theo tính chất hoá học: - Axit mạnh, như HCl,HNO3, H2SO4. - Axit yếu, như H2S, H2SO3, H2CO3. 4. Tên gọi: a) Axit không có oxi (hidraxit) Tên axit = axit + tên phi kim + hidric. Thí dụ HCl: axit clohidric H2S: axit sunfuhidric b) Axit có oxi( oxiaxit) - Axit có nhiều oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic Thí dụ HNO3 : axit nitơric H2SO4: axit sunfuric - Axit có it oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ Thí dụ HNO2 : axit nitrơ H2SO3: axit sunfurơ 5. Tính chất hoá học của axit: a) Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu: Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ. b) Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng hidro: 3H2SO4 (dd loãng) + 2Al →? Al2(SO4)3 + 3H2 2HCl + Fe →? FeCl2 + H2 Kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học, muối của kim loại có hoá trị thấp. c) Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước: H2SO4 + Cu(OH)2 →? CuSO4 + 2H2O d) Axit tác dụng oxit bazơ tạo thành muối và nước: 6HCl + Fe2O3 →? 2FeCl3 + 3H2O e) Axit tác dụng muối tạo thành muối mới và axit mới: H2SO4 + BaCl2 →? BaSO4 + 2HCl Điều kiện để phản ứng xảy ra: axit mới dễ bay hơi hoặc muối mới không tan. f) Một số tính chất riêng: + Axit HNO3 đặc, axit H2SO4đặc ở nhiệt độ thường không phản ứng với Al và Fe (tính chất thụ động hoá). + Axit HNO3, axit H2SO4 đặc, nóng có khả năng phản ứng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hidro tạo thành muối của kim loại có hoá trị cao; phản ứng phi kim và một số hợp chất có tính khử. Thí dụ: 2H2SO4 (đặc,nóng) + Cu →? CuSO4 + SO2 + 2H2O 4HNO3 + Fe →? Fe(NO3) + NO + H2O GV: DƯƠNG XUÂN THÀNH TRƯỜNG THPT DL Lomonoxop

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.