TAILIEUCHUNG - Đề tài: Tìm ba vụ việc có thật liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Có thể khẳng định rằng, giao dịch dân sự là loại quan hệ có tính chất phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhất trong giao lưu dân sự, xảy ra hàng ngày và tất cả các chủ thể tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được Bộ luật dân sự ghi nhận là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. | Như vậy có thể hiểu, nếu một bên yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu sau hai năm kể từ ngày xác lập giao dịch thì Toà án bác yêu cầu của họ, công nhận hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn hai năm một bên có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức thì Toà án căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005 ra quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức giao dịch trong thời hạn một tháng. Quá thời hạn đó mà không thực hiện thì Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Chúng tôi không đồng tình với cách giải thích này. Bởi lẽ, thứ nhất, ví dụ, sau khi ký hợp đồng mua bán nhà, người mua đã thanh toán cho người bán toàn bộ hoặc phần lớn giá trị hợp đồng nhưng hợp đồng chưa được công chứng thì giá trị căn nhà tăng nhiều lần và người bán không muốn bán. Trong trường hợp này, chính người bán sẽ yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Hành vi của người bán không thể được coi là trung thực. Rõ ràng, trong trường hợp này pháp luật đứng về bên không trung thực, thiện chí; thứ hai, theo cách giải thích trên, hết thời hạn hai năm kể từ ngày ký kết, hợp đồng nói trên mặc nhiên có giá trị pháp lý, nhưng người bán lại không muốn hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực vì không muốn bán nhà. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu hợp đồng mua bán nhà đất không có công chứng, chứng thực thì người mua không thể hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Vậy thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này? Làm thế nào để bắt buộc đương sự chứng thực hợp đồng? Chúng tôi cho rằng, các vấn đề nói trên chỉ có thể được giải quyết triệt để khi pháp luật cho phép Toà án ra phán quyết công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần phải công chứng, chứng thực như pháp luật và thực tiễn của các nước. Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo quy định của một số nước: Pháp luật hợp đồng của các nước không coi trọng về hình thức của hợp đồng, không có quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như ở Việt Nam. Việc không coi trọng hình thức hợp đồng được thể hiện rõ trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 và Bộ nguyên tắc về hợp đồng châu Âu. Hai bộ nguyên tắc về hợp đồng này tuyệt đối không coi trọng hình thức hợp đồng và các bên có thể chứng minh quan hệ hợp đồng bằng bất kỳ hình thức nào. Theo đó, điều Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: “Bộ nguyên tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.