TAILIEUCHUNG - Đề tài : chuyển giao công nghệ
Đến thời điểm này, quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ. Bên cạnh nỗi lo cạnh tranh của các doanh nghiệp, nông dân nước ta cũng đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản hàng hóa là biện pháp sống còn để hội nhập, trong đó, không thể thiếu vai trò của công nghệ. Làm thế nào để đưa sản phẩm công nghệ đến tay nông dân là một thực tế gắt gao đang đặt ra | Để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm sản cần nhanh chóng tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, kết hợp với công nghệ thôn tin, chú trọng tạo và sử dụng giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Điều này sẽ giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng hang hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài các loại nông sản truyền thống, cần nhanh chóng phát triển các nông sản cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ. Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên hơn 50%. Về giống, bảo đảm trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hóa, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm. cơ giới hóa khâu làm đất hơn 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày.
đang nạp các trang xem trước