TAILIEUCHUNG - “Quy về 0” (zeroing) trong tính toán biên độ phá giá đối với các vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ

Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ và một trong các biện pháp rất hay được sử dụng là áp thuế chống bán phá giá. Một loạt các vụ kiện chống bán phá giá mà Mỹ tiến hành trong thời gian qua như vụ kiện cá ba sa, vụ kiện bán phá giá tôm đông lạnh đều được tiến hành theo một cách thức chủ quan, cửa quyền và bất công đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. . | Quy về 0 zeroing trong tính toán biên độ phá giá đối với các vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ Những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ và một trong các biện pháp rất hay được sử dụng là áp thuế chống bán phá giá. Một loạt các vụ kiện chống bán phá giá mà Mỹ tiến hành trong thời gian qua như vụ kiện cá ba sa vụ kiện bán phá giá tôm đông lạnh. đều được tiến hành theo một cách thức chủ quan cửa quyền và bất công đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trước tình trạng đó gần đây Việt Nam đang chuẩn bị kiện Mỹ ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về ba nội dung trong pháp luật chống bán phá giá của Mỹ trong đó phương pháp Quy về 0 zeroing là vấn đề được đề cập đầu tiên. Tìm hiểu về Zeroing là một việc làm cần thiết và mang tính thời sự góp phần phổ biến kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế. 1. Zeroing là gì Bán phá giá được định nghĩa một cách đơn giản là khi hàng hóa được bán ở nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó tại thị trường nội địa thị trường nước xuất khẩu . Tuy nhiên để xác định được doanh nghiệp xuất khẩu có bán phá giá hay không và biên độ bán phá giá thì rất không đơn giản bởi doanh nghiệp xuất khẩu thường bán vào nước nhập khẩu nhiều lô hàng và mỗi lô hàng lại có những mức giá khác nhau. Trong một vụ việc bán phá giá thông thường quá trình tính biên độ bán phá giá luôn trải qua từng bước như sau i tính giá trị thông thường hoặc giá trị bình quân gia quyền thông thường của sản phẩm tương tự ở nội địa ii tính giá xuất khẩu của sản phẩm bị kiện iii so sánh giá trị thông thường với giá xuất khẩu theo phương pháp bình quân gia quyền. Đến lúc này giá xuất khẩu của mỗi giao dịch bán sẽ được so sánh với giá trị thông thường của sản phẩm. Có thể lấy ví dụ như sau Một công ty bị kiện bán phá giá đối với sản phẩm S của mình ở Mỹ. Mỹ mở cuộc điều tra vụ kiện này. Trong giai đoạn điều tra có 9 giao dịch của mặt hàng này tại thị trường nước xuất khẩu. Qua đó giá trị bình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.