TAILIEUCHUNG - Địa vị quyền lực của nhà vua trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Một là, bởi bổn phận thân dân của nhà vua: Nguồn gốc của bổn phận thân dân của nhà vua xuất phát từ quan điểm thiên nhân tương dữ ( trời và người hiểu nhau, có quan hệ với nhau ) của Nho giáo, ý trời được thể hiện qua lòng dân. Nhà vua muốn thực hiện được thiên mệnh, nhà vua phải thân dân. Thân dân là môt trong những tiêu chuẩn để phân biệt hôn quân và minh quân. ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, thân dân của nhà vua không chỉ xuất phát từ tư. | rx Ầ 1 1 X i Địa vị quyên lực của nhà vua trong pháp luật phong kiên Việt Nam Một là bởi bổn phận thân dân của nhà vua Nguồn gốc của bổn phận thân dân của nhà vua xuất phát từ quan điểm thiên nhân tương dữ trời và người hiểu nhau có quan hệ với nhau của Nho giáo ý trời được thể hiện qua lòng dân. Nhà vua muốn thực hiện được thiên mệnh nhà vua phải thân dân. Thân dân là môt trong những tiêu chuẩn để phân biệt hôn quân và minh quân. ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến thân dân của nhà vua không chỉ xuất phát từ tư tưởng thân dân của Nho giáo mà còn xuất phát từ việc thực hiện chức năng cơ bản của nhà nước. Nằm ở phía Nam của phong kiến Trung Quốc người Việt luôn phải đối phó với nạn bành trướng bá quyền của Trung Quốc. Chức năng chống ngoại xâm trở thành chức năng cơ bản hàng đầu của tất cả các vương triều phong kiến Việt Nam nhà Lý chống Tống nhà Trần chống Nguyên Mông nhà Lê chống Minh Triều Tây Sơn chống Thanh. Để thực hiện chức năng đó các triều đại phong kiến Việt Nam khi thực hiện các chức năng đối nội luôn phải tính đến việc thu phục lòng dân củng cố khối đoàn kết dân tộc bằng cách thân dân. Bổn phận thân dân luôn được khẳng định trong các tuyên bố của vua phong kiến. Ví như khi đại thắng quan Minh Lê Lợi tuyên bố Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Minh Mạng tự coi mình là cha mẹ của dân vua đối với dân cũng như cha hiền đối với trẻ con. Bổn phận thân dân đã chi phối đến mức tập trung quyền lực vào trong tay nhà vua. Mặc dù nắm trong tay quyền lực nhà nước khi nhà vua ban hành pháp luật nhà nước không chỉ thể hiện ý chí của mình của giai cấp thống trị mà còn phải tính đến ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong luật Hồng Đức và Gia Long có hàng loạt các chế định bảo vệ tuyệt đối tính mạng tài sản danh dự nhân phẩm của nhà vua nhưng có nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Trong khi thực hiện quyền hành pháp có những quyết định của nhà vua vì bổn phận thân dân đôi khi đi ngược lại với lợi ích của triều đình mình. Ví như để nuôi sống bộ máy cai trị tạo .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.