TAILIEUCHUNG - Báo cáo khoa học:Về khái niệm đề ngữ trong ngôn ngữ học chức năng

g, giới ngôn ngữ học rồi cũng nhanh chóng bị thất vọng về chủ nghĩa tạo sinh vì bên cạnh những đặc điểm về tâm lí ngôn ngữ học thì ngôn ngữ còn là một thực thể chịu tác động của rất nhiều nhân tố trong môi trường xã hội hay các đặc trưng xã hội và chủng tộc. Chính vì vậy, rất dễ hiểu là vì sao chủ nghĩa chức năng phải ra đời mà không đi tiếp con đường mà chủ nghĩa tạo sinh đã khai phá | NGÔNNGỮ SỐ 2 2007 VÊ KHÁI NIỆM ĐÊ NGỮ TRONG NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NÁNG 1. Nhận xét chung Trong những năm gần đây Để ngữ một trong những khái niệm mô tả quan trọng nhất trong bất kì ngôn ngữ nào đã thu hút rất nhiêu sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học hiện đại. Khái niệm này thường bị vây quanh bởi những câu hỏi vẫn cần phải tìm kiếm câu trả lời để làm sáng tỏ hơn. Thí dụ Đề ngữ là gì Đê ngữ được định nghĩa và nhận diện như thê nào Đề ngữ có cấu trúc như thế nào Trong một câu cú thì Đề ngữ kết thúc ở đâu và Thuyết ngữ bắt đầu từ đâu Đê ngữ nên được mô hình hoá theo kiểu nào đê có thể thể hiện được đúng bản chất và chức nâng của khái niệm theo phân đoạn tính thành tô như các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái Praha và châu Âu lục địa thường thiết lập hay theo làn sóng như các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống thiết lập Trong những đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn và lớn hơn cú có sự hiện diện của Để ngữ không Nếu có thì chức năng của nó là gì và nó được tổ chức như thế nào Đề ngữ có phải là một khái niệm phố niệm cho mọi ngôn ngữ không hay có ngôn ngữ thiên Đề ngữ và có ngôn ngữ HOÀNG VÀN VÂN thiên Chủ ngữ như một số nhà ngôn ngữ học từng quan niệm Đề ngữ -Thuyết ngữ và thông tin Cũ - thông tin Mới có mô quan hệ với nhau như thế nào Môì quan hệ giữa Đề ngữ Chủ ngữ và các chức năng kết thúc bằng - thê như Hành thể Cảm thể . là gì Những câu hỏi này không thê trả lời trong một bài viết có độ dài theo quy định của các tạp chí chuyên ngành hiện hành ỏ Việt Nam được. Chính vì vậy chúng tôi dự định tổ chức bài viết thứ nhất xung quanh bôn nội dung sau i khái niệm Để ngữ nhìn từ quan điểm của dường hưống kết hợp và đường hướng bóc tách ii trật tự của Đê ngữ và Thuyết ngữ ìii ranh giới của Đề ngữ và Thuyết ngữ và iv giá trị thông báo của Để ngữ và thông tin Mói. Trước hết để rõ hơn về bốì cảnh của những vấn đề sẽ trình bày chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiếu sơ lược VC lịch sử phát triển của khái niệm Đê ngữ. 2. Lịch sử phát triển của khái niệm Đề ngữ Theo Halliday 11 và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.