TAILIEUCHUNG - Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt

1. Về phương pháp xác định nguồn gốc ngôn ngữ Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng. khác nhau, tuỳ. | Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt 1. về phương pháp xác định nguồn gốc ngôn ngữ Trong lịch sử có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ sở. Như vậy về nguyên tắc có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng sinh ra từ một ngôn ngữ mẹ để quy chúng vào những nhóm những chi những ngành những dòng. khác nhau tuỳ theo mức độ thân thuộc nhiều hay ít. Đối với mỗi ngôn ngữ ba mặt ngữ âm từ vựng ngữ pháp cũng như các tiểu hệ thống của nó biến đổi không đồng đều có những mặt những yếu tố. được bảo toàn rất lâu dài nhưng cũng có những yếu tố đã biến đổi với những mức độ khác nhau. Hầu như trong mỗi từ hoặc mỗi hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó mới và một cái gì đó cũ . Sự biến đổi ngữ âm điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên cứu quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ không phải là những biến đổi hỗn loạn mà thường có lí do có quy luật và theo hệ thống. Và có một điểm đáng chú ý được coi là tiền đề quan trọng trong việc phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với ý nghĩa. Bởi thế ta có quyền giả định rằng những từ gần gũi nhau về âm thanh có liên quan hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thường luôn luôn bắt nguồn từ cùng một gốc nào đó. Nếu như phương pháp so sánh loại hình giúp quy các ngôn ngữ vào những loại hình khác nhau hay phương pháp so sánh đối chiếu phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện bộ phận của ngôn ngữ thì để phát hiện ra sự thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn người ta dùng phương pháp so sánh-lịch sử. Có thể nói phương pháp so sánh-lịch sử từ việc so sánh tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm từ vựng và ngữ pháp để rồi qua đấy xác định xác định nguồn gốc của một ngôn ngữ hay quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt nguồn gốc. 2. về các ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.