TAILIEUCHUNG - Ai sẽ đặt dấu chấm hết cho giai đoạn nghệ thuật đáng thất vọng hiện nay?

Laurent Colin, nhà quan sát già dặn của nền nghệ thuật Việt, rõ ràng đã chán ngấy kiểu “phê bình nghệ thuật” bằng những từ ngữ tán dương, khen ngợi tính thẩm mỹ, phong cách, hay kỹ thuật độc nhất vô nhị của một (hoặc nhiều) nghệ sĩ. Anh muốn nói lên sự thật về nghệ thuật đương đại Việt Nam: nó đã tàn, đã lỗi thời, chẳng còn hay ho cho lắm. Dĩ nhiên, anh chẳng phải người đầu tiên nhận thấy, rằng trong dòng nghệ thuật đương đại cấp tiến, các nghệ sĩ đương đại Việt Nam nói. | Ai sẽ đặt dấu chấm hết cho giai đoạn nghệ thuật đáng thất vọng hiện nay Laurent Colin nhà quan sát già dặn của nền nghệ thuật Việt rõ ràng đã chán ngấy kiểu phê bình nghệ thuật bằng những từ ngữ tán dương khen ngợi tính thẩm mỹ phong cách hay kỹ thuật độc nhất vô nhị của một hoặc nhiều nghệ sĩ. Anh muốn nói lên sự thật về nghệ thuật đương đại Việt Nam nó đã tàn đã lỗi thời chẳng còn hay ho cho lắm. Dĩ nhiên anh chẳng phải người đầu tiên nhận thấy rằng trong dòng nghệ thuật đương đại cấp tiến các nghệ sĩ đương đại Việt Nam nói cho chính xác chả phải những gương mặt đứng đầu. Poster triển lãm Sale Off của các họa sĩ trẻ với tranh bán giảm giá. Nếu ta tìm cách đánh giá sự phát triển của quá trình sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam trong vòng hai mươi năm qua kết luận đầu tiên sẽ có phần ảm đạm. Đến bây giờ đã khá rõ là trong khi nền kinh tế đã mở cửa từ cuối những năm 80 nghệ thuật lại trải qua một giai đoạn trì trệ nếu không nói là thoái trào. Kỳ lạ ở chỗ điều này xảy ra ngay khi các gallery các buổi triển lãm ở cả trong và ngoài Việt Nam nảy nở đi kèm với vô số hội thảo trại sáng tác và các kiểu tọa đàm nghệ thuật rỗng tuếch nhưng không sao thoát được. Mai Văn Hiến 1923-2006 từng chua chát nhận xét khi tôi gặp ông lần cuối ở Hà Nội hồi năm 2003 rằng Hà Nội giờ có nhiều nghệ sĩ nhiều gallery nhưng lại có ít nghệ thuật. Việc nói về nghệ thuật dường như đã từ từ thế chỗ cho chính bản thân nghệ thuật. Chuyện nghệ thuật Việt Nam tiếp tục không thể ngoi lên sàn thế giới Nếu các nhà đấu giá lớn tổ chức thường xuyên các cuộc đấu giá Nghệ thuật hiện đại châu A hay thậm chí là đấu giá nghệ thuật Đông Nam Á ta sẽ nhận thấy tỷ lệ số tranh của nghệ sĩ Việt Nam khá là hạn chế. Trong khi đó số lượng tác phẩm của nghệ sĩ từ Thái Lan Philippines hay Indonesia liên tục tăng lên - chưa nói đến các tác phẩm Trung Quốc và Ân Độ luôn luôn áp đảo tại các buổi đấu giá này. Ngày nay Việt Nam vẫn được đại diện chủ yếu bởi các nghệ sĩ của thế hệ đầu tiên những người đã di cư và mất ở nước ngoài.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.