TAILIEUCHUNG - Phân tích tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời Thừa của Nam Cao
Thời kỳ văn học 1930-1945, không ai vượt được Nam Cao trong việc mô tả tấn bi kịch của người trí thức, nhất là người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Chỉ xét riêng một truyện ngắn Đời thừa (in lần đầu tiên vào cuối năm 1943), ta cũng có thể nhận ra tấn bi kịch ấy với bao nghịch cảnh, bế tắc, xót xa. Hộ, nhân vật chính của Đời thừa, là một nhà văn có tài và đầy tâm huyết. Người đọc có thể nhận ra ở Hộ nhiều nét tự truyện của chính Nam Cao. Hộ. | Hộ (và cả Nam Cao nữa) có là một nhà văn “nghệ thuật vị nghệ thuật” không? Không. Bởi với Hộ, nghề văn thật là một nghề cao đẹp trong đời, là một nghề có ý nghĩa phục vụ con người, phụng sự nhân loại ở mức độ cao. Nó làm cho con người trở nên phong phú hơn, cao thượng hơn, nhân ái và độ lượng hơn, gần gũi nhau hơn. Hộ tự đòi hỏi cao và không bao giờ tự bằng lòng về mình, vì cái đẹp, sự tuyệt đối của nghệ thuật, đồng thời cũng vì một ý thức trách nhiệm cao đối với người đọc, đối với nhân loại mà Hộ phụng sự. Đối với Hộ, đưa ra cho người đọc một tác phẩm mờ nhạt, nông cạn, hơn nữa, lại viết cẩu thả, là một việc làm thiếu lương tâm, tệ hơn nữa, đó là một sự lừa gạt. Không muốn chỉ làm “một người thợ khéo tay” trong nghề văn. Hộ muốn “khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có”. Cuộc đời mà sống với những hoài bão như của Hộ, luôn phấn đấu để vươn tới, để hoàn thiện, luôn nhìn thấy mối mâu thuẫn giữa điều đã làm được và điều đáng phải làm được, luôn cố gắng để xoá bỏ sự mâu thuẫn giữa điều mình đang có và cái mình phải có, phải vươn tới; nguyên chừng ấy thôi đã đủ để cho người ta không yên, đã đủ để người ta phải sầu khổ, nhiều khi cảm thấy đổ vỡ. Nhưng không chỉ có thế, tấn bi kịch của Hộ còn lớn hơn nhiều!
đang nạp các trang xem trước