TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản "

Phân loại hợp đồng thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù có ý nghĩa to lớn trong xây dựng pháp luật và thực tiễn pháp lý. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, hai cặp phân loại này chưa được chú ý thích đáng. Bài giới thiệu nội dung chủ yếu của hai cặp phân loại này và bình luận pháp luật Việt Nam liên quan. Phân loại hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, xây dựng pháp luật và thực. | T ạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học 25 2009 27-32 Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản Ngô Huy Cương Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 03 tháng 3 năm 2009 Tóm tắt. Phân loại hợp đồng thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù có ý nghĩa to lớn trong xây dựng pháp luật và thực tiễn pháp lý. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hai cặp phân loại này chưa được chú ý thích đáng. Bài giới thiệu nội dung chủ yếu của hai cặp phân loại này và bình luận pháp luật Việt Nam liên quan. Phân loại hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xây dựng pháp luật và thực tiễn pháp lý và được nhìn nhận rất nghiêm túc bởi các luật gia trên thế giới. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự 2005 mới chỉ dừng lại ở một số ít phân loại hợp đồng trong khi có rất nhiều cặp phân loại được đề cập tới ở các nền tài phán khác nhau. Cũng như vậy các giáo trình luật dân sự của các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay cũng như thực tiễn tư pháp chưa có sự chú ý thích đáng tới phân loại hợp đồng và việc sử dụng chúng. Để góp phần nghiên cứu về vấn đề này bài viết này chỉ giới thiệu hai cặp phân loại hợp đồng căn bản. 1. Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ Luật dân sự Việt Nam từ trước tới nay tỏ ra đồng nhất trong việc coi phân loại hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ là phân loại đầu tiên được nhắc tới trong các Bộ luật Dân sự. Đó là các loại hợp đồng thông dụng theo quan niệm của Luật La Mã luật nghiêm chính theo đó ĐT 84-4-37548516. E-mail ngohuycuong@ hợp đồng đơn phương chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với một bên trong hợp đồng điển hình là hợp đồng vay mượn cho nên gắn với nó là tố quyền condictio - tố quyền đòi lại đồ vật từ con nợ. Ngược lại hợp đồng song phương làm phát sinh hiệu lực với cả các bên đối ước tức là họ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau nên gắn với nó là tố quyền judicia bonae fides 1 . Ngày nay Bộ luật Dân sự Québec Canada định nghĩa Hợp đồng là ràng buộc hai bên hay song phương khi các bên tự

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.