TAILIEUCHUNG - Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Đình Liên - Đồng nghiệp và đồng lieu

Cha tôi - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - và nhà thơ Vũ Đình Liên là đồng nghiệp thì đã rõ. Hai ông cùng làm công việc sáng tạo văn chương. | Nguyễn Huy Tưởng Vũ Đình Liên - Đồng nghiệp và đồng lieu Cha tôi - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - và nhà thơ Vũ Đình Liên là đồng nghiệp thì đã rõ. Hai ông cùng làm công việc sáng tạo văn chương. Chưa kể hai ông còn có chung một sở thích Nhà thơ Vũ Đình Liên đặc biệt yêu thích thi sĩ Pháp Bô-đơ-le Baudelaire ông đã dành hầu như toàn bộ thời gian cuối đời dịch tập thơ Những bông hoa Ac của tác giả này. Niềm đam mê Bô-đơ-le của họ Vũ lớn đến độ ông được bạn bè gọi yêu là Bô-đơ-liên - điều này thì nhiều người đã biết. Cha tôi cũng rất ngưỡng mộ Bô-đơ-le không những thế ông có lúc còn lấy thi sĩ tượng trưng này làm chuẩn đích cho mình Phải theo Baudelaire. Văn chương cần phải lãnh đạm như cẩm thạch nhật ký 15-1-1942 - điều này thì có thể nhiều người chưa biết. Còn nói hai ông là đồng liêu thì là thế này. Năm 1940 khi ông Liên vào làm công chức ở Nha Thương chính còn gọi là sở Đoan Hà Nội thì cha tôi đang làm ở phòng Tố tụng cũng thuộc sở Đoan nhưng ở Hải Phòng. Là một chân thư ký kiêm thông ngôn ông chẳng lấy gì làm thích thú lại thêm nỗi phải xa người vợ mới cưới ở Hà Nội hẳn là ông ngao ngán lắm. Nhưng đến cuối năm 1943 thì cha tôi được chuyển về Hà Nội cùng một sở với nhà thơ Vũ Đình Liên. Gọi là cùng sở nhưng có lẽ hai ông ít có dịp gặp gỡ nói chuyện với nhau như nhà thơ sau này sẽ nhớ lại cái thuở mà ông gọi là mặt gần mà cách tiếng . Sở Đoan bấy giờ đóng ở một tòa nhà lớn bên sông Hồng nay được dùng làm B ảo tàng Cách mạng. Nhà thơ Vũ Đình Liên làm gì tôi không rõ nhưng như trong nhật ký cha tôi có nói ông là một cử nhân luật nghĩa là có bằng cấp rất cao chắc phải là người có vai vế trong sở. Còn cha tôi vẫn chỉ là một ông phán cách thời ấy người ta gọi các nhân viên thư ký cho oai. Hai ông tuy là cảnh viên chức sáng vác ô đi tối vác về nhưng xem ra mỗi người còn theo đuổi một sự nghiệp một lý tưởng riêng. Nhà thơ Vũ Đình Liên ngay từ năm 1936 đã có bài thơ Ông đồ nổi tiếng một dấu son của phong trào Thơ mới. Mặc dù viết ít lại chưa in thành sách nhưng các bài thơ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.