TAILIEUCHUNG - Đề tài:Triết học cổ điển Đức

Khái niệm “Triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của Kant (1724 – 1804) trải qua Phíchtơ (1762 – 1814), Schellinh (1775 – 1854) đến triết học duy tâm của Hêghen (1770 – 1831) và triết học duy vật của Feuerbach (1804 – 1872). Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây. | Chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach đã để lại cho di sản văn hóa nhân loại vô cùng quý giá. Là một người có tư tưởng cách tân triết học, Feuerbach cho rằng triết học là một khoa học về thực tại trong chân lý và tính tổng thể của nó. Tính tổng thể của thực tại không là gì khác ngoài giới tự nhiên, và điều này chỉ biết được nhờ sự cảm nhận thông qua sự tác động của các hiện tượng khác từ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là triết học phải hy sinh cho những khoa học chuyên biệt cụ thể như toán, lý, hóa, sinh, tâm lý, sinh lý học. Bên cạnh đó Feuerbach còn đưa ra nhiều nét độc đáo trong chủ nghĩa vô thần trong tư tưởng triết học của mình Feuerbach đều viết về tôn giáo, và khi viết về mảng này thì ông nghiên cứu phán xét tôn giáo là cơ sở, điều kiện tất yếu để khám phá bản tính của con người và ngược lại. Nghiên cứu một cách căn bản lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo đã cho Feuerbach cơ sở lý luận vững vàng để khẳng định rằng: Chủ nghĩa phiếm thần và tôn giáo đa thần phản ánh sự lệ thuộc của con người vào giới tự nhiên cũng như nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên, từ đó mà phát sinh ra biểu tượng về thần sông, thần núi. như đã miêu tả trong thần thoại Hy Lạp.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.