TAILIEUCHUNG - Phân biệt lãi suất thực (dư nợ giảm dần ) và lãi suất danh nghĩa ( lãi phẳng )
Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng các ngân hàng “nở rộ” dịch vụ cho vay vốn trả góp tiêu dùng theo hình thức tín chấp với hạn mức từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. | Phân biệt lãi suất thực (dư nợ giảm dần ) và lãi suất danh nghĩa ( lãi phẳng ) Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng các ngân hàng “nở rộ” dịch vụ cho vay vốn trả góp tiêu dùng theo hình thức tín chấp với hạn mức từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Tuy nhiên, nhìn vào lãi suất có sự chênh lệch, ví dụ có ngân hàng công bố lãi suất chỉ từ 0,7% - 0,8% một tháng, trong khi đó có ngân hàng lại tới 1,5%. Hiện nay trên thị trường, các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất : tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên dư nợ ban đầu. Trên cơ sở hai cách tính lãi này, lãi suất thực tế sẽ chênh lệch nhau khá nhiều. Ví dụ, ngân hàng A áp dụng lãi suất là 13% một năm với cách tính là trên dư nợ ban đầu. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng, tính ra mỗi tháng sẽ phải trả gốc là đồng và lãi là đồng. Tổng lãi phải trả trong 12 tháng là đồng. Trong khi đó, Ngân hàng B áp dụng lãi suất 18% một tháng với cách tính là trên dư nợ thực tế giảm dần. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng. Với cách xác định gốc và lãi phải trả theo niên kim, tức là trả nợ gốc và lãi cố định hàng tháng thì tổng lãi phải trả của khách hàng là đồng. Như vậy thoạt nhìn lãi suất của hai ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể và lãi suất theo cách tính dư nợ ban đầu có vẻ hấp dẫn hơn so với cách tính dư nợ thực tế, tuy nhiên với cách tính lãi suất như vậy thì trên thực tế tổng lãi phải trả của trường hợp trả theo dư nợ ban đầu sẽ lớn hơn đáng kể so với trả lãi theo dự nợ thực tế. Nếu nhìn lại trên thị trường vay vốn tiêu dùng, hầu hết các ngân hàng áp dụng cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu, dẫn đến lãi suất chênh lệch tương đối lớn. Một số ngân hàng áp dụng các tính trên dư nợ ban đầu thì lãi suất chỉ khoảng dưới 1% một tháng (khoảng từ 0,7% - 1%), các ngân hàng áp dụng cách tính trên dư nợ thực tế giảm dần thì lãi suất thường khoảng trên 1%. Với mức lãi suất công bố như vậy thì đương nhiên hầu hết khách hàng sẽ chọn ngân hàng có lãi suất thấp hơn. Tất nhiên, lãi suất thực tế mà khách hàng phải trả ở cả hai trường hợp này là như nhau, thậm chí lãi suất thực tế của trường hợp dư nợ gốc sẽ nhỉnh hơn so với dư nơ thực tế như ta thấy ở trường hợp trên. Tại ngân hàng X, để tính lãi suất thực cho một khoản vay tín chấp áp dụng lãi suất trên dư nợ ban đầu, khách hàng có thể sử dụng công thức: Lãi suất thực tế = 2 x n x r/(n+1). Trong đó, (n) là thời hạn khoản vay và (r) là lãi suất của ngân hàng công bố. Nếu tính theo công thức này thì với mức lãi suất 13% một năm trên dư nợ ban đầu của một ngân hàng thì lãi suất thực tế khách hàng phải trả cho khoản vay trong 18 tháng là 24,63%. Nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng tính lại trên dư nợ ban đầu lại không áp dụng mức lãi suất 24,63% mà thường là 25% hoặc 26%. Ngân hàng X cho biết, hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế là một cách thức marketing của các ngân hàng. Ở nước ta, khách hàng chưa hiểu rõ về hai cách tính này nên mới dẫn đến tình trạng các ngân hàng sử dụng để thu hút người đi vay. Một khi đã hiểu rõ về vấn đề, người có nhu cầu tín dụng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên những điều kiện thực tế mà các ngân hàng đưa ra. Lúc này, năng lực cạnh tranh thực sự của các ngân hàng phải được thể hiện rõ nhất qua từng điều khoản tín dụng mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
đang nạp các trang xem trước