TAILIEUCHUNG - KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG - Chương 6

CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM I- Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước năm 1975: 1- Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến: Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này. | Chương 6 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM I- Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước năm 1975 1- Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Hàng nhiều thế kỷ tình hình kinh tế trong nước ở trạng thái không có nhiều sản phẩm cần được tiêu thụ. Vào thế kỷ thứ XVII XVIII và đầu thế kỷ XIX các nhà buôn phương Tây đến ta mua hàng vì hàng không có sẵn nên họ phải đặt tiền cho những người thợ thủ công Việt Nam sản xuất. Kinh tế nước ta thời gian này là kinh tế tự nhiên cho nên những thứ mà thương nhân nước ngoài ưa chuộng còn là những sản vật tự nhiên lấy ở trên rừng dưới biển về bán. Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên. Việc mua bán hầu như do bọn vua quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại thương một cách tùy tiện độc đoán. Những thể lệ mua bán thường không thành văn bản mà làm theo lệnh của vua chúa. Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu với Trung Quốc Nhật Bản Hà Lan Bồ Đào Nha. 2- Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc Dưới sự thống trị của thực dân Pháp Việt Nam là một thuộc địa khai thác thuộc địa kém phát triển nhất trong các thuộc địa ở Châu Á. Xuất khẩu chủ yếu của nước ta thời kỳ này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu là gạo cao su và than đá. Trong 50 năm từ năm 1890 đến năm 1939 ba nước Đông dương trong đó chủ yếu là Việt Nam xuất khẩu tấn gạo trung bình mỗi năm 1 15 triệu tấn 9 chiếm 20 tổng lượng gạo sản xuất 397 ngàn tấn cao su gần như toàn bộ lượng sản xuất 28 triệu tấn than trên 65 sản lượng than sản xuất . Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80 kim ngạch xuất khẩu. Hàng tiểu thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. 1 Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng dầu bông vải. Nhập máy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.