TAILIEUCHUNG - Phòng trị bệnh cho cây

-Trị bệnh khô mủ trên cây cao su, làm thế nào? -Trị bọ nhảy trên rau cải dùng thuốc gì. - Trị bệnh thối trái ớt dùng thuốc gì. - Trị bệnh nám trái cà pháo dùng thuốc gì? 1. Bệnh khô mủ cao su: Tác nhân gây bệnh Không do tác nhân vi sinh vật, mà là hiện tượng sinh lý, hậu quả của việc khai thác quá cường độ trong thời gian dài, làm cây không đủ thời gian và dinh dưỡng để tái tạo mủ. Triệu chứng Triệu chứng ban đầu chỉ xác định trong khi cạo, một. | Phòng trị bệnh cho cây -Trị bệnh khô mủ trên cây cao su làm thế nào -Trị bọ nhảy trên rau cải dùng thuốc gì. - Trị bệnh thối trái ớt dùng thuốc gì. - Trị bệnh nám trái cà pháo dùng thuốc gì 1. Bệnh khô mủ cao su Tác nhân gây bệnh Không do tác nhân vi sinh vật mà là hiện tượng sinh lý hậu quả của việc khai thác quá cường độ trong thời gian dài làm cây không đủ thời gian và dinh dưỡng để tái tạo mủ. Triệu chứng Triệu chứng ban đầu chỉ xác định trong khi cạo một phần miệng cạo không có mủ do hàm lượng mủ khô DRC cao nên có khuynh hướng đông mủ trên đường miệng có dạng dây xích. Phần trong vỏ có màu nâu nhạt đến đậm hiện tượng này phát triển mức giới hạn ở một số vùng dưới miệng cạo và lan rất nhanh. Nếu tiếp tục khai thác bệnh sẽ phát triển và toàn bộ mặt cạo bị khô có màu nâu và vỏ cây bong ra từng lớp. Cây bị khô mủ toàn phần vẫn không có một dấu hiệu khác biệt nào trên tán lá và cây vẫn sinh trưởng bình thường. Có thể phân thành 2 loại - Khô mủ toàn phần Miệng cạo bị khô hoàn toàn mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo. - Khô mủ từng phần Miệng cạo bị khô từng đoạn ngắn. Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian cây sẽ cho mủ bình thường. Phòng trị - Biện pháp kiểm soát khô mủ bón phân và khai thác hợp lý. - Đề phòng bệnh này ta nên cạo đúng chế độ cạo theo quy định chăm sóc bón phân đầy đủ cho vườn cây nhất là các vườn có bôi chất kích thích ra mủ khi vườn có tỷ lệ khô miệng cạo trên 6 ta phải điều chỉnh chế độ cạo khi vườn có tỷ lệ bệnh trên 10 ta phải ngưng cạo hoặc có chế độ cạo hợp lý và tăng cường chăm bón tăng lượng phân bón giúp cây phục hồi. - Khi cây đã bị bệnh ta phải dùng đót chích thử mủ phía dưới mặt cạo cứ cách 5cm chích một lỗ theo băng dọc xuống phía dưới để xác định vùng bị khô. Từ chỗ đó ta cạo song song với đường cạo cũ một đường sâu tới gỗ để cách ly chống lan rộng xuống phần gỗ phía dưới. Cho nghỉ cạo 1 - 2 tháng sau đó kiểm tra lại tình trạng bệnh nếu hết bệnh thì cạo lại với cường độ nhẹ hơn. 2. Bệnh thối trái ớt mùa mưa Ở nước ta nông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.