TAILIEUCHUNG - Đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức

Tài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau, muôn màu muôn vẻ, nhưng đều có thể xếp vào hai nhóm mô hình: mô hình Hoa Kỳ và* mô hình Đức - áo. Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp có quyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức, bài viết góp phần lý. | Đặc trưng của mô hình tài phán hiên pháp Đức Tài phán hiến pháp tồn tại ở nhiều nước khác nhau muôn màu muôn vẻ nhưng đều có thể xếp vào hai nhóm mô hình mô hình Hoa Kỳ và mô hình Đức - áo. Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ được xem là cơ quan tài phán hiến pháp có quyền lực nhất trên thế giới. Tuy nhiên mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới lại thuộc về người Đức. Thông qua việc phân tích bảy đặc trưng của mô hình tài phán hiến pháp Đức bài viết góp phần lý giải sự thành công của mô hình Đức ở các môi trường chính trị văn hóa khác nhau điều mà mô hình Hoa Kỳ không có được. 1. Tài phán hiên pháp tập trung Trong mô hình Hoa Kỳ mọi tòa án đều có nghĩa vụ từ chối áp dụng một đạo luật nếu thấy đạo luật này vi hiến. Những vị cha lập hiến của Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 cho rằng không chỉ Tòa án tối cao liên bang mà tất cả các tòa án các cấp của Liên bang đều có nghĩa vụ vô hiệu hóa các hành vi vi hiến. Nói cách khác tài phán hiến pháp ở Hoa Kỳ thuộc về cành quyền lực tư pháp nói chung chứ không thuộc riêng về một tòa án nào. Người ta gọi đó là mô hình phi tập trung. Khi Hans Kelsen 1 lần đầu tiên vào năm 1920 giới thiệu mô hình tài phán hiến pháp áo - Đức dĩ nhiên ông cũng đã nghiên cứu mô hình Hoa Kỳ. Nhưng nguyên tắc Nghị viện tối cao cộng với truyền thống luật thực định lúc đó ở châu Âu còn quá mạnh nên mô hình phi tập trung không được chấp nhận ở áo năm 1920 cũng như ở Đức năm 1949. Vì nếu một tòa án cấp huyện cũng có thể tuyên bố một đạo luật của Nghị viện là vi hiến thì lòng tự trọng của Nghị viện sẽ bị tổn hại ghê ghớm và điều này là không thể chấp nhận được đối với các nghị sĩ Đức đương thời. áo Đức bấy giờ hệ thống án lệ không mạnh cũng tương tự như Việt Nam hiện nay nếu chấp nhận hệ thống tài phán hiến pháp phi tập trung sẽ dẫn đến sự tổn hại cho nguyên tắc hệ thống pháp luật thống nhất vì cùng một điều khoản hiến pháp sẽ được các tòa án khác nhau giải thích khác nhau dù hai vụ án có nội dung đặc điểm giống nhau. Hans Kelsen cũng phản đối việc áp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.