TAILIEUCHUNG - Nghề làm giấy Sắc Phong ở Hà Nội

Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trải qua hàng ngàn năm giữ gìn, xây dựng và phát triển với những làng nghề, phố nghề và những ngành nghề thủ công truyền thống, Hà Nội ngày nay ngày càng thể hiện một diện mạo, tiềm năng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau nên nhiều nghề, làng nghề thủ công của Hà Nội đã bị mai một, hoặc mất dần theo thời gian -. | Nghề làm giấy Sắc Phong ở Hà Nội Một nghề truyền thống cần được khôi phục và gìn giữ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là nơi hội tụ kết tinh và tỏa sáng nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trải qua hàng ngàn năm giữ gìn xây dựng và phát triển với những làng nghề phố nghề và những ngành nghề thủ công truyền thống Hà Nội ngày nay ngày càng thể hiện một diện mạo tiềm năng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau nên nhiều nghề làng nghề thủ công của Hà Nội đã bị mai một hoặc mất dần theo thời gian - trong đó có nghề làm giấy Sắc phong làng Nghĩa Đô nghề làm giấy Dó Bưởi vốn nổi tiếng một thời trên đất kinh kỳ. Điều đó đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ phải bảo tồn và giữ gìn các truyền thống tinh hoa của các nghề của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 1. Giới thiệu sơ lược về nghề làm giấy ở Hà Nội Người dân vùng Tây Hồ - Hà Nội khi nói về nghề thủ công làm giấy đều tin rằng từ thế kỷ thứ tám thứ chín đã có một ông Tổ nghề giấy không biết từ đâu tới đầu tiên xuất hiện ở vùng Cầu Giấy Làng Thượng Yên Quyết nhưng gặp nhiều chuyện không vừa ý nên chỉ dạy cho dân làng Cót Hạ Yên Quyết cách dùng những đầu mẩu vỏ đỗ làm ra giấy thô. Liền đó ông Tổ đến làng Yên Thái Bưởi - tên tục làng Giấy dạy cách làm giấy lệnh sang Nghĩa Đô làng Nghè dạy làm giấy sắc sang Hồ Khẩu dạy làm giấy moi đến Đông Xã dạy làm giấy quỳ. Các làng vùng Bưởi ven hồ hằng năm cứ đến ngày 16 tháng Ba âm lịch đều mở hội cúng Tổ nghề. Có giả thiết cho rằng trước đó rất lâu người Việt đã biết làm giấy kể từ khi Đạo Phật Đạo Nho Đạo Lão du nhập vào nước ta cho đến khi nhà nước Đại Việt ra đời và định đô ở Thăng Long thì nghề này ở Yên Thái đã phát triển mạnh. Giấy Dó Yên Thái đã từng là mặt hàng triều cống cho triều đình nhà Tống của đời vua Lý Cao Tông 1176- 1210 . Trong sách Dư địa chí 1435 Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến phường Yên Thái ở Thăng Long gồm nhiều làng Hồ Khẩu Đông Xã An Thọ Yên Thái Nghĩa Đô làm ra nhiều loại giấy giấy sắc để viết sắc của vua ban giấy lệnh để viết các lệnh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.