TAILIEUCHUNG - Dự kiến phân công viết đề tài khoa học cấp Bộ 2007
Trên thế giới, nguồn vốn để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nguồn trong nước (nguồn từ ngân sách nhà nước, từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và từ hộ gia đình), nguồn của nước ngoài; . Với xu thế hiện nay, doanh nghiệp - chủ thể gây ô nhiễm lớn nhất- đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường tại nhiều nước trên thế giới. Tại đây, doanh nghiệp đã trở thành. | LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó có việc huy động nguồn lực để bảo đảm sự phát triển hài hòa đó đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều thập kỷ trước, người ta quan niệm rằng bảo vệ môi trường sinh thái là trách nhiệm của Chính phủ, thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quan niệm nói trên giờ đây đã có sự thay đổi về cơ bản, nhận thức của xã hội về trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, đầu tư cho bảo vệ môi trường nói riêng đã khác trước. Giờ đây, người ta coi công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc đầu tư cho bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp - nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu. Đồng thời, đầu tư cho bảo vệ môi trường của doanh nghiệp là đầu tư cho phát triển trong dài hạn, vừa cải thiện môi trường, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trên thế giới, nguồn vốn để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nguồn trong nước (nguồn từ ngân sách nhà nước, từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và từ hộ gia đình), nguồn của nước ngoài; . Với xu thế hiện nay, doanh nghiệp - chủ thể gây ô nhiễm lớn nhất- đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường tại nhiều nước trên thế giới. Tại đây, doanh nghiệp đã trở thành chủ đầu tư lớn (trên 50%) cho hoạt động bảo vệ môi trường. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng môi trường đang có xu hướng ngày một xấu đi. Tình hình ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm bắt nguồn từ sản xuất công nghiệp đang ngày càng nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và khu đông dân, về lâu dài làm ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển bền vững của đất nước. Để bảo đảm tăng .
đang nạp các trang xem trước