TAILIEUCHUNG - Hình tượng đôi đũa trong bữa ăn người Việt

Không ai biết người Việt Nam đã sử dụng đũa từ bao giờ, đũa bắt nguồn từ đâu. Nhưng từ lâu trong văn hóa Việt Nam hình ảnh đôi đũa luôn xuất hiện như là một hiện thân của sự thiêng liêng, đầy triết lý sống. Đũa Kim giao Sự thiêng liêng ấy thể hiện trong sự lễ giáo, kỷ cương mà ông bà xưa thường dạy: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", con cháu chỉ cầm đũa lên ăn khi bố mẹ ông bà đã cầm trước; trước khi ăn phải so đũa, xếp đầu to với đầu to, đầu. | Hình tượng đôi đũa trong bữa ăn người Việt Không ai biết người Việt Nam đã sử dụng đũa từ bao giờ đũa bắt nguồn từ đâu. Nhưng từ lâu trong văn hóa Việt Nam hình ảnh đôi đũa luôn xuất hiện như là một hiện thân của sự thiêng liêng đầy triết lý sống. Đũa Kim giao Sự thiêng liêng ấy thể hiện trong sự lễ giáo kỷ cương mà ông bà xưa thường dạy ăn trông nồi ngồi trông hướng con cháu chỉ cầm đũa lên ăn khi bố mẹ ông bà đã cầm trước trước khi ăn phải so đũa xếp đầu to với đầu to đầu nhỏ với đầu nhỏ và đôi đũa phải bằng nhau không so le không ăn đũa vênh khó gắp mà người xưa đã ví vợ dại không hại bằng đũa vênh . Đũa còn tượng trưng cho đạo lý lẽ phải tình nghĩa vợ chồng anh em gắn bó vợ chồng như đũa có đôi đừng vơ đũa cả nắm . Về đường ăn ý ở phải chu đáo nói năng khúc triết Đến đầu đến đũa . Đũa mun khảm Hình dáng đôi đũa dài ngắn còn tượng trưng cho thứ bậc. Đôi đũa càng dài có nghĩa là thứ bậc càng cao ngồi ở mâm lớn với nhiều sơn hào hải vị. Ngày xưa đũa dâng nhà vua có đôi dài 31 5cm. Tại các buổi yến tiệc thì nhà vua và các quan dùng đũa ngọc hoặc đũa bằng ngà voi. Ở các gia đình quý tộc ngày xưa đôi đũa ngà còn được bịt vàng bịt bạc ở hai đầu. Nếu sắp xếp theo vị trí thứ bậc thì sau đũa ngọc là đũa ngà tiếp đến là đũa mun - làm từ một loài cây quý mọc trên dãy núi đá dọc bờ biển từ Phan Thiết đến Phan Rang. Loại đũa làm từ gỗ cây Kim giao trên vùng núi Bạch Mã và núi Túy Vân gần kinh đô Huế có màu trắng đục chuyển sang vàng như ngà voi cũng được xếp hạng có tác dụng phát hiện thức ăn nhiễm độc nên giới quyền quý rất ưa dùng. Từ xa xưa đôi đũa hiện diện trong từng gia đình người Việt từ danh gia vọng tộc đến kẻ bần hàn. Gắn bó mật thiết với đời sống thậm chí đã trở thành đặc điểm văn hóa không kém gì tà áo dài duyên dáng. Một số học giả phương Tây do quan sát và so sánh lối ăn của người Trung Hoa với người Việt mà cho rằng văn minh đôi đũa là thuộc Trung Hoa. Nhưng thực ra lối ăn bằng đũa là sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á mà Việt Nam là tiêu biểu. Từ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.