TAILIEUCHUNG - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay. | Nguyễn Bỉnh Khiêm N guyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 mất năm 1585 người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại nay là xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo ngoại thành Hải Phòng . Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan có học vấn cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời thấy con mình có tướng mạo khác thường bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp thông minh từ nhỏ lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông. Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái các phe phái trong triều đố kỵ chém giết lẫn nhau. Năm 1572 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi ông mới đi thi. Ba lần thi Hương thi Hội thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy ông làm quan với tân triều nhà Mạc phong chức Tả thị lang chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình . Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm một nhà học giả uyên thâm một trí thức dân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.