TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" có mục đích củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú hơn vốn tri thức kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. Rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động, . Mời các bạn cùng tham khảo. | MỤC LỤC Từ mục tiêu của HĐGDNGLL cho thấy việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh là yêu cầu rất cơ bản trong quá trình các em tham gia hoạt động đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Việc thay đổi các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trong một chủ đề hoạt động cụ thể sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản ở học sinh. Đó cũng là giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tức là những kỹ năng theo tổ chức UNICEF mang tính tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở giao tiếp một cách có hiệu quả phát triển những kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Đó là Học để biết học để làm học để chung sống học để tự khẳng định mình UNESCO . . 4 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Người nói Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người . Trồng người ở đây chính là phải tập trung giáo dục kỹ năng sống trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Việc giáo dục là một khoa học một nghệ thuật không được tùy tiện chủ quan. Quan điểm đó còn được Người chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em môi trường giáo dục Học mà chơi chơi mà học không gò bó gượng ép để các em có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của mình bởi mỗi trẻ em là một chủ thể một nhân cách không thể áp đặt tùy tiện. Trải qua quá trình lịch sử dân tộc giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi để đáp ứng với nhu cầu của sự phát triển xã hội. Trong các nhà trường hiện nay các em học sinh không chỉ được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên như Toán Lý Hóa Sinh. xã hội Văn Sử Địa. được vui chơi mà các em còn được tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức để phát triển toàn diện về trí đức thể mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
337    146    2    27-12-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.