TAILIEUCHUNG - Để bé không bắt nạt người khác

Kể cả khi chính con mình bị bắt nạt thì các bậc phụ huynh cũng nên bình tĩnh và hãy giúp bé nhận ra bắt nạt là một hành vi xấu. Trẻ con thường hay bắt nạt bằng cách đánh hay cắn những trẻ khác bằng hoặc nhỏ tuổi hơn. Điều này làm cha mẹ cảm thấy phiền muộn và đôi lúc bực bội. Về bản chất, trẻ khoảng 2-3 tuổi chưa phải là kẻ ngổ ngáo vì ở độ tuổi này, trẻ chưa hiểu được cảm xúc của người khác, vì thế chúng không cố tình làm cho người. | Để bé không bắt nạt người khác Kể cả khi chính con mình bị bắt nạt thì các bậc phụ huynh cũng nên bình tĩnh và hãy giúp bé nhận ra bắt nạt là một hành vi xấu. Trẻ con thường hay bắt nạt bằng cách đánh hay cắn những trẻ khác bằng hoặc nhỏ tuổi hơn. Điều này làm cha mẹ cảm thấy phiền muộn và đôi lúc bực bội. Về bản chất trẻ khoảng 2-3 tuổi chưa phải là kẻ ngổ ngáo vì ở độ tuổi này trẻ chưa hiểu được cảm xúc của người khác vì thế chúng không cố tình làm cho người khác phải phiền lòng. Trẻ thường hành động theo kiểu nhân quả - Nếu mình làm thế này thì sẽ thế nào nhỉ . Vấn đề ở chỗ chúng không có kỹ năng để xử sự một cách hợp lý mà hành động theo những gì chúng có có thể là để tự khẳng định mình. Nhưng không phải cứ ngồi đó mà nhìn trẻ có những hành vi xấu. Nếu bạn không can thiệp kịp thời trẻ từ sự vô thức sẽ biến thành kẻ bắt nạt thật sự. Làm gì khi con bạn đánh hoặc cắn người khác Khống chế trẻ một khoảng thời gian. Nếu bạn nhìn thấy con cắn đánh hay khạc nhố vào người khác ngăn chặn ngay lập tức. Hãy nói thật bình tĩnh và nếu con không nghe hãy giữ con bên cạnh không cho chơi nữa và nói Con đang làm việc không tốt mẹ phải giữ con đến khi bình tĩnh lại . Đừng bắt con giải thích. Điều đó không có nghĩa bạn không đi tìm nguyên nhân của vấn đề. Nếu hai đứa đang rứt tóc nhau chỉ vì tranh nhau cái xích đu hãy ngăn chặn và tách hai đứa ra trước sau đó cho chúng chơi xích đu lần lượt từng đứa một. Điều đó làm cho chúng thấy là chúng đang ở trong một thế giới chung và nếu chúng nói với người lớn khi cảm thấy bất công hoặc thất vọng thì người lớn sẽ xử lý cho chúng. Đừng mất kiểm soát. Một số trẻ muốn được người khác phải chú ý đến mình dù đó có thể là sự chú ý tiêu cực. Vì thế nếu bạn hành động một cách lập dị sẽ càng kích động chúng Wow mẹ nổi điên rồi đây và trẻ sẽ cố tình lặp lại hành động. Gắn hành vi của trẻ với cảm giác của người khác. Trẻ nhỏ chưa nhận thức được hành vi của chúng ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Phải cho chúng biết cảm giác của bạn nó khi bị đánh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.