TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp pháp nhằm tạo hứng thú tham gia các hoạt động tập thể và xây dựng tập thể lớp tự quản

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm tạo hứng thú tham gia các hoạt động tập thể và xây dựng tập thể lớp tự quản, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS. | ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở bậc Tiểu học công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí điều hành lớp trực tiếp giáo dục đạo đức hình thành nhân cách cho học sinh là cầu nối giữa 3 môi trường giáo dục gia đình nhà trường xã hội. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là giáo dục truyền thụ kiến thức cho học sinh thông qua các bài học trên lớp. Muốn các em thấy rằng Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền thì mối quan hệ giữa Giáo viên Học sinh Học sinh Giáo viên và Học sinh Học sinh phải được đặc biệt lưu tâm. Do vậy để hình thành ở các em tính tập thể đoàn kết thì công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng. Sự gắn bó giữa cô và trò có tác động lớn trong việc rèn luyện các em về mọi mặt đặc biệt là việc rèn nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt. Nếu cô và trò thực sự hiểu nhau gắn bó yêu thương nhau như một gia đình thì lớp học đó sẽ là một khối đoàn kết. Sức mạnh đó sẽ giúp cô trò vượt khó khăn để đạt được kết quả như mong muốn góp phần xây dựng một nhà trường vững mạnh. Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số biện pháp pháp nhằm tạo hứng thú tham gia các hoạt động tập thể và xây dựng tập thể lớp tự quản làm đề tài nghiên cứu của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm tạo hứng thú tham gia các hoạt động tập thể và xây dựng tập thể lớp tự quản nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS và góp phần hoàn thiện nhân cách HS. III. ĐỐI TƯỢNG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ và nội dung của đề tài tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4C mà tôi chủ nhiệm. 2. Thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2018 2019. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây 1 10 Đọc sách và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.