TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020. Từ đó đào tạo ra những thế hệ học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết tìm ra các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Là nguồn tài liệu phong phú và bổ ích trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Do đó, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Việc dạy học cho học sinh theo hướng liên hệ thực tế đã góp phần tạo được hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh đào sâu, nhớ lâu kiến thức. Thực hiện việc đổi mới này có tác dụng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em. Từ đó, các em có lòng say mê ham thích 4 môn toán hơn rất nhiều. Giáo viên đã thay đổi nhận thức của học sinh: học sinh thấy rằng môn toán không phải là môn học quá khó và khô khan như một số em nghĩ mà nó là một môn học đầy tính hấp dẫn và lí thú. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình. I. Nhóm tác giả sáng kiến Chúng tôi gồm Trình Tỉ lệ đóng độ Ghi STT Họ và tên Nơi công tác Chức danh góp vào việc tạo chuyên chú ra sáng kiến môn THPT 1 Nguyễn Minh Đức Giáo viên Thạc sĩ 50 Tác giả Hoa Lư A Đoàn Thịnh THPT Phó hiệu Đồng 2 Thạc sĩ 50 Khánh Ngọc Nguyễn Huệ trưởng tác giả Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ứng dụng của tích phân nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh . II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực Giáo dục Giảng dạy bộ môn Toán cấp THPT . III. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Qua khảo sát cách thức giảng dạy nội dung này chúng tôi nhận thấy cách mà giáo viên thường tiến hành như sau - Cung cấp lý thuyết trong sách giáo khoa. - Đưa ra một số ví dụ minh họạ theo hình thức tự luận các ví dụ đưa ra thường chỉ yêu cầu học sinh áp dụng công thức một cách máy móc. Giáo viên chưa có sự mở rộng hay khai thác các ví dụ một cách hiệu quả. - Cho bài tập về nhà chủ yếu là bài tập tự luận trong sách giáo khoa và sách bài tập. Bài tập trắc nghiệm về phần ứng dụng của tích phân trong sách giáo khoa và sách bài tập rất ít nên học sinh ít được rèn luyện kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm. - Giáo viên thường chỉ dừng lại ở việc dạy cho học sinh về các ứng dụng hình học của tích phân mà chưa khai thác việc sử dụng tích phân để giải quyết các bài toán thực tiễn. Vì vậy bằng thực nghiệm chúng tôi nhận thấy cách làm này có một số điểm còn tồn tại sau - Học sinh học tập một cách thụ động không có sự liên hệ giữa kiến cũ và kiến thức mới và vận dụng lý thuyết vào làm bài tập còn hạn chế. Không phát huy được tính chủ động tích cực 1 và sáng tạo của học sinh. - Học sinh thường chỉ nhớ công thức tính diện tích hình phẳng thể tích một cách máy móc khó phát huy tính linh hoạt sáng tạo đặc biệt là kỹ năng đọc đồ thị để xét dấu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.