TAILIEUCHUNG - Xây dựng tình huống đối thoại thông qua một số bài toán trong dạy học môn toán để kích thích tư duy phê phán

Tư duy phê phán là một trong những tư duy cần thiết cho mỗi học sinh và thông qua sự trao đổi về ngôn ngữ, tư duy phê phán càng phát triển mạnh mẽ. Bài báo này khai thác một số bài toán có thể thiết kế thành các tình huống đối thoại để qua đó phát triển tư duy phê phán cho các em. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics 2013 Vol. 58 pp. 184-189 This paper is available online at http XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG ĐỐI THOẠI THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TOÁN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN ĐỂ KÍCH THÍCH TƯ DUY PHÊ PHÁN Nguyễn Phương Thảo Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang E-mail npthaoan@ Tóm tắt. Tư duy phê phán là một trong những tư duy cần thiết cho mỗi học sinh và thông qua sự trao đổi về ngôn ngữ tư duy phê phán càng phát triển mạnh mẽ. Bài báo này khai thác một số bài toán có thể thiết kế thành các tình huống đối thoại để qua đó phát triển tư duy phê phán cho các em. Từ khóa Tư duy phê phán tình huống đối thoại bài toán đối thoại. 1. Mở đầu Theo các nhà giáo dục học trong hoạt động dạy học môn Toán ở trường phổ thông hiện nay cần hướng người học thực hiện các hành động nhận thức một cách tích cực hướng học sinh tái tạo lại kiến thức kinh nghiệm xã hội biến kiến thức thành vốn liếng của mình biến đổi bản thân hình thành và phát triển ở họ những phẩm chất năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Muốn thực hiện được những điều trên cần quán triệt một số quan điểm như dạy học thực chất là dạy tự học dạy học môn Toán là dạy kĩ năng đặc thù của môn Toán việc dạy học môn Toán cần xuất phát từ kiến thức kinh nghiệm sẵn có của học sinh và dạy làm sao để học sinh nắm vững tri thức kỹ năng thực hành và sẵn sàng vận dụng vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường THPT phải coi trọng việc dạy cách học cho học sinh dạy học môn Toán là dạy cách biến đổi và xử lí thông tin coi trọng việc dạy cho học sinh tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Robert cho rằng các thành tố đặc trưng của tư duy phê phán bao gồm Nhận ra và xác định được bản chất của vấn đề Quyết định các quá trình cần để giải quyết vấn đề Sắp xếp trình tự các quá trình thành một chiến lược tối ưu Quyết định việc thể hiện thông tin như thế nào Phân phối các nguồn lực vật chất Giám sát và đánh giá việc xử lí các giải pháp Phản ứng lại một cách đầy đủ các hồi âm từ bên ngoài

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.