TAILIEUCHUNG - Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ
Thạch Lam (1910 - 1942) là cây bút có tài nhất trong Tự lực Văn đoàn. Hàng loạt những truyện ngắn của ông ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân ái , như làn gió đầu mùa se lạnh, thấm đẫm niềm cảm thông trước những số phận bất hạnh, những cuộc đời chìm trong bóng tối. Thấp thoáng trong những câu chuyện của ông bóng hình kỷ niệm của những ngày tháng đã hằn sâu trong ký ức tuổi thơ Thạch Lam. Hai đứa trẻ, tác phẩm thấm đượm tình người, như minh chứng tiêu biểu cho một tấm lòng nhân ái. | Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ Đề bài: Lòng nhân ái của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ Bài làm Thạch Lam (1910 1942) là cây bút có tài nhất trong Tự lực Văn đoàn. Hàng loạt những truyện ngắn của ông ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân ái , như làn gió đầu mùa se lạnh, thấm đẫm niềm cảm thông trước những số phận bất hạnh, những cuộc đời chìm trong bóng tối. Thấp thoáng trong những câu chuyện của ông bóng hình kỷ niệm của những ngày tháng đã hằn sâu trong ký ức tuổi thơ Thạch Lam. Hai đứa trẻ, tác phẩm thấm đượm tình người, như minh chứng tiêu biểu cho một tấm lòng nhân ái. Có người đã nhận xét, mỗi truyện ngắn Thạch Lam như một bài thơ trữ tình. Thế Lữ, một người bạn của ông đã nhận xét: "Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong lời của văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương". Tình thương với con người trong Hai đứa trẻ hình thành trên nền không gian phố huyện nghèo đầy bóng tối, với những cuộc đời lầm lũi, vất vả mưu sinh: mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm. Nhưng những nhân vật được ông dành cho "chút lệ thầm kín", yêu thương chân thành nhất có lẽ là hai chị em Liên và An. Bởi hai đứa trẻ chính là một mảng đời nghèo túng của hai chị em Thạch Lam tại phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Thế giới phố huyện hiện ra qua góc nhìn trẻ thơ chứa đựng những bí mật mơ hồ. Hơn ai hết, Thạch Lam hiểu rõ tâm trạng của những em bé không có tuổi thơ khắc khoải, đau đớn thế nào, bởi đó chính là những gì nhà văn đã từng trải nghiệm. Tất thảy những gì nhà văn đem đến trong câu chuyện không có cốt truyện này: không gian đìu hiu phố huyện, thời gian đi dần vào đêm khuya, đến những khoảnh khắc sống của Liên và An chờ đợi chuyến tàu cuối cùng băng qua phố .
đang nạp các trang xem trước