TAILIEUCHUNG - Lẽ ghét thương - những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu
Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét, tình thương nhân bản. Trong đoạn thơ trích nói về "Lẽ ghét thương" có tất cả 26 câu thì trong đó có 10 câu nói về "ghét", 16 câu nói về "thương". Như vậy là số lời nói về thương dài gần gấp đôi so với số lời nói về "ghét". Bản thân tác giả đã có lần nói rõ: "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương". Quả đúng như vậy, nếu đọc lại 10 câu thơ nói về "ghét" thì ta sẽ thấy căn nguyên, gốc rễ của cái "ghét" ở đây là lòng thương dân. | Lẽ ghét thương - những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu Đề bài: Lẽ ghét thương những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu Bài làm Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét, tình thương nhân bản. Trong đoạn thơ trích nói về "Lẽ ghét thương" có tất cả 26 câu thì trong đó có 10 câu nói về "ghét", 16 câu nói về "thương". Như vậy là số lời nói về thương dài gần gấp đôi so với số lời nói về "ghét". Bản thân tác giả đã có lần nói rõ: "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương". Quả đúng như vậy, nếu đọc lại 10 câu thơ nói về "ghét" thì ta sẽ thây căn nguyên, gốc rễ của cái "ghét" ở đây là lòng thương dân. Sở dĩ ông Quán "ghét", "ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm", những cái "tầm phào", những cái "đa đoan", những cái "dối trá", những cái "mê dầứi\ lầ vì chúng là "rối dân", "làm dân nhọc nhằn", làm "dân luống chịu lầm than muôn phần", làm "dân đến nỗi sa hầm sẩy hang". Trong số 10 câu thơ của đoạn này thì thì có 4 câu có từ dân nói về nỗi khổ của dân: Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Chuông bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. Để giãi bày những lời tâm huyết vế nỗi ghét này được sâu đậm, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật điệp từ. Trong 10 câu thơ có 8 từ "ghét" thì hai câu mở đầu đoạn trích đã có 4 từ. Riêng ở câu thơ thứ hai: "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" Nghệ thuật dùng điệp từ tăng cấp để diễn tả các màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét: Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ .
đang nạp các trang xem trước