TAILIEUCHUNG - Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay
Nội dung bài viết đề cập tới mức độ, tần số xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên và các biểu hiện đặc trưng của các xung đột đó diễn ra trong các lĩnh vực hoạt động của con: sinh hoạt của con với các thành viên trong gia đình; quan hệ với bạn bè; học tập và định hướng giá trị của con; đề cập tới sự tác động của xung đột tới đời sống của cha/mẹ và của con. | Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 70-77 This paper is available online at BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT TÂM LÍ GIỮA CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY Lê Minh Nguyệt Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới mức độ, tần số xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên và các biểu hiện đặc trưng của các xung đột đó diễn ra trong các lĩnh vực hoạt động của con: sinh hoạt của con với các thành viên trong gia đình; quan hệ với bạn bè; học tập và định hướng giá trị của con; đề cập tới sự tác động của xung đột tới đời sống của cha/mẹ và của con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con diễn ra ở mức tương đối cao và thường xuyên ở cả ba lĩnh vực: nhận thức, thái độ và hành động. Xung đột đã ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lí của gia đình, làm phương hại khá lớn tới tâm lí, hoạt động và sinh hoạt của cả cha/mẹ và con. Từ khóa: Xung đột, xung đột tâm lí, xung đột nhận thức, xung đột thái độ, xung đột hành động. 1. Mở đầu Trong các công trình nghiên cứu của [18], [12], [9,10], hoạt động và tương tác tâm lí-xã hội là nguyên lí phát triển của cá nhân. Trong tương tác giữa các cá nhân, theo Stephen Worchel - Wayne Shebillsue[15], Lê Minh Nguyệt [10], thường xuyên diễn ra hai quá trình chuyển hóa cho nhau: hợp tác và xung đột. Điều này được thể hiện rất rõ trong tương tác giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên - lứa tuổi phức tạp, mang tính đột biến và “ khó bảo”, “tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng” (. Vưgotxki [18]; S. Freud [2]; . Cruchetxki [1]; Lê Văn Hồng [6]; . Kail [7]). Trong quá trình tương tác với cha mẹ hoặc với người khác, theo [7], Stephen Worchel- Wayne Shebillsue [15], Dương Thị Diệu .
đang nạp các trang xem trước