TAILIEUCHUNG - Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học
Bài viết đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu học hiện nay. Kĩ năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột) với mức độ khác nhau. | Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 61-69 This paper is available online at KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu học hiện năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột) với mức độ khác sự khác biệt rõ rệt về kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh nam và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Môi trường gia đình của học sinh; Đặc điểm tâm lí học sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng đồng xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Từ khóa: Kĩ năng, xúc cảm, xúc cảm - xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội. 1. Mở đầu Ngày nay xã hội chúng ta đang được đánh giá bằng một chuẩn mực mới, tập trung vào những phẩm chất cá nhân như: Tính sáng tạo, sự đồng cảm, khả năng tự kiểm soát bản thân, khả năng thích ứng/giải quyết các vấn đề của bản thân và khả năng thuyết phục. Các phẩm chất trên nằm trong cấu trúc của một loại trí tuệ mới - trí tuệ xúc cảm. Năng lực này cần thiết cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người và cần thiết cho mọi lứa tuổi của đời người. Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Luật Giáo dục ban hành năm 2005 đã xác định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học
đang nạp các trang xem trước