TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu ứng dụng kết hợp quá trình hiếu khí bán phần/Anammox để xử lý COD, Amoni trong nước thải chế biến mủ cao su

Bài viết nghiên cứu ứng dụng kết hợp quá trình hiếu khí bán phần theo sau là quá trình oxy hóa kỵ khí ammonium (Anammox) để xử lý amoni đạt hiệu quả cao đối với nước thải ngành chế biến mủ cao su. | Nghiên cứu ứng dụng kết hợp quá trình hiếu khí bán phần/Anammox để xử lý COD, Amoni trong nước thải chế biến mủ cao su Thông tin khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾT HỢP QUÁ TRÌNH HIẾU KHÍ BÁN PHẦN /ANAMMOX ĐỂ XỬ LÝ COD, AMONI TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU Phạm Hồng Tuân, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thủy, Ngô Văn Thanh Huy* Tóm tắt: Nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến mủ cao su thường có lưu lượng lớn, chứa nhiều thành phần ô nhiễm, hàm lượng COD trong nước thải khá cao (có thể lên đến ), ngoài ra còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit formic và Amoni. Các phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su hiện nay chủ yếu ứng dụng công nghệ truyền thống, tuy nhiên hiệu quả loại bỏ COD và amoni không cao. Ngoài ra, tiêu tốn nhiều năng lượng để xử lý. Bài báo nghiên cứu ứng dụng kết hợp qu trình hiếu khí bán phần theo sau là quá trình oxy hóa kỵ khí ammonium (Anammox) để xử lý amoni đạt hiệu quả cao đối với nước thải ngành chế biến mủ cao su. Kết quả cho thấy hiệu suất loại bỏ Amoni và COD đạt 83% và 80% theo thứ tự, sau 6 tháng vận hành, với năng lượng tiêu thụ thấp hơn rất nhiều so với các quy trình nitrat hóa và khử nitrat (nitrification và denitrification) truyền thống. Từ khóa: Nước thải chế biến mủ cao su, Hiếu khí bán phần, Anammox. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nitơ là một trong những nguyên tố cơ bản của sự sống và liên quan đến phần lớn hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Amoni là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học các hợp chất nitơ hữu cơ. Việc phát thải các hợp chất của nitơ vào các nguồn nước đem đến nhiều hậu quả xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Amoni có thể là chất độc đối với hệ thủy sinh nếu nồng độ lớn hơn 0,03mg/L (Solbe và Shurben, 1989) [1]. Thông thường để xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học thường trải qua các giai đoạn nitrat hóa và khử nitrat. Tuy nhiên đối với nước thải giàu nitơ, để nitrat hóa hoàn toàn và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.