TAILIEUCHUNG - Đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng số mẫu được thu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để đánh giá các chỉ tiêu: xác định tỷ lệ đực/cái, các chỉ số độ béo Fulton và Clark, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục và kích thước thành thục. | Đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) tại tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3A, 2019, Tr. 135–146; DOI: ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ TỲ BÀ BƯỚM HỔ (Sewellia lineolata) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Điều1*, Trần Văn Việt2, Phan Đỗ Dạ Thảo1 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Cần Thơ, 3/2, Cần Thơ, Việt Nam Tóm tắt: Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) là loài cá cảnh đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay chưa ghi nhận được nghiên cứu nào về đặc điểm sinh sản loài cá này. Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng số mẫu được thu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để đánh giá các chỉ tiêu: xác định tỷ lệ đực/cái, các chỉ số độ béo Fulton và Clark, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục và kích thước thành thục. Kết quả cho thấy tỷ lệ đực/cái trong quần đàn tự nhiên là 0,76 (với 43,1% cá đực và 56,9% cá cái). Cả độ béo Fulton và Clark của cá đều biến động qua các tháng trong năm, trong đó đạt cao nhất vào tháng 3 và tháng 7. Mức độ phát triển của tuyến sinh dục và hệ số thành thục sinh dục của cá đạt cao vào hai đợt trong năm, đợt một từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau và đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6. Kích thước thành thục lần đầu đối với cá Tỳ bà bướm hổ đực là 45,04 mm và cá cái là 44,39 mm. Từ khóa: đặc điểm sinh sản, Sewellia lineolata, Thừa Thiên Huế, Tỳ bà bướm hổ 1 Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng về phát triển cá cảnh do khí hậu thuận lợi, nguồn lợi thủy sinh vật tự nhiên phong phú, Nhiều loài cá cảnh phân bố tự nhiên ở Việt Nam như cá Thanh ngọc (Ctenops pumilus), cá Lòng tong (Rasbora spp.), cá Xiêm (Betta splendens), các loài .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.