TAILIEUCHUNG - Đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus Schlegel, 1946) ở Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế

Bài viết tập trung trình bày các số liệu khảo sát về các đặc điểm sinh trưởng của cá Mòi cờ chấm, đặc điểm dinh dưỡng của cá Mòi cờ chấm và đặc điểm sinh sản của cá Mòi cờ chấm nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá Mòi cờ chấm. | ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM (Konosirus punctatus Schlegel, 1946) Ở TAM GIANG – CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Phú1 Võ Văn Quý2 Lê Thị Thu Hương3 Tóm tắt: Chúng tôi đã thu được 541 cá thể cá Mòi cờ chấm ở 5 nhóm tuổi từ 0+đến 4 tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để phân tích đặc điểm sinh học. + Tương quan giữa chiều dài và khối lượng xác định theo Beverton .; . Holt (1956) đuợc biểu diễn theo phương trình W = 1694, với hệ số tương quan R2 = 0,9610. Thành phần thức ăn của cá Mòi cờ chấm đa dạng, gồm 23 loại đại diện cho 4 ngành: Tảo Silic, Tảo Lục, Tảo Lam và ngành Chân Khớp. Hệ số béo của cá Mòi cờ chấm thấp, dao động từ – (hệ số béo Fulton) và - (hệ số béo Clark). Cá Mòi cờ chấm thành thục sinh dục ở nhóm tuổi 1+. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Mòi cờ chấm cao, trung bình đạt trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối trung bình đạt 338,2 trứng/gam. Trong 1 năm cá đẻ trứng vào 2 đợt: tháng 4 đến 6 và tháng 9 đến tháng 11. 1. Mở đầu Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một trong những đầm phá có diện tích lớn ở Đông Nam Á. Mỗi năm hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản có giá trị kinh tế phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng và xuất khẩu. Một trong những loài có giá trị kinh tế cao là cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus Schlegel, 1846). Cá Mòi có thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng là loài cá cỡ nhỏ nhưng số lượng chủng quần lớn, tăng trưởng nhanh nên cho sản lượng cao. Hiện nay, do việc khai thác chưa được quản lý chặt chẽ nên chúng đang có nguy cơ suy giảm nguồn lợi và được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 (bậc VU). Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có những dẫn liệu bước đầu về sinh thái và một số đặc điểm sinh học của loài cá này tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai. Vì vậy, qua bài báo này chúng tôi mong góp một số liệu cơ bản nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu Cá Mòi cờ chấm

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.