TAILIEUCHUNG - Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 61 - 71 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Đào Thị Mai Hồng, Trần Quang Khải8 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%. Nghiên cứu đã xây dựng được bảng danh lục cho 57 loài, thuộc 41 họ khác nhau; khảo sát đa dạng về dạng sống: dạng sống thân gỗ, thân cỏ, thân leo có số loài được khai thác nhiều chiếm tỷ lệ từ 21,4 - 24,3%; Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên tại Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp. Từ khóa: Kiến thức bản địa, Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp, Lâm sản ngoài gỗ. 1. Đặt vấn đề Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng (FAO, 1999) [7]. Kiến thức bản địa (KTBĐ) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhưng nó cũng đang dần bị mai một đi. KTBĐ bao gồm những mối liên hệ về tinh thần, những mối liên hệ với môi trường tự nhiên và việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. KTBĐ được coi là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng dân tộc (Warren, 1995) [11] tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý (Luise, 1998) [10]. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về KTBĐ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về KTBĐ cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp bao gồm 6 xã thuộc 2 huyện Sông Mã và Sốp Cộp tỉnh Sơn La, được thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.