TAILIEUCHUNG - Xác định các bệnh ký sinh trùng trên cá Lóc (Ophiocephalus sp) nuôi tại Quảng Xương - Thanh Hóa
Mẫu cá lóc đƣợc thu định kỳ hàng tháng sau đó mang về phòng thí nghiệm để cố định, làm tiêu bản, phân loại và xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá. Kết quả đã định loại đƣợc 4 loài Trichodina domergueii, Vorticella similes, Philometra sp và Argulus chinensis. | Xác định các bệnh ký sinh trùng trên cá Lóc (Ophiocephalus sp) nuôi tại Quảng Xương - Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 XÁC ĐỊNH CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ LÓC (Ophiocephalus sp) NUÔI TẠI QUẢNG XƢƠNG – THANH HÓA Trƣơng Thị Hà1 1 TÓM TẮT Mẫu cá lóc đƣợc thu định kỳ hàng tháng sau đó mang về phòng thí nghiệm để cố định, làm tiêu bản, phân loại và xác định tỉ lệ nhiễm, cƣờng độ nhiễm ký sinh trùng trên cá. Kết quả đã định loại đƣợc 4 loài Trichodina domergueii, Vorticella similes, Philometra sp và Argulus chinensis. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá Lóc (Ophiocephalus sp) đang là một đối tƣợng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao và dễ nuôi nên hiện nay phong trào nuôi cá lóc từ các tỉnh ĐBSCL đã lan rộng ra một số tỉnh Miền Trung nhƣ Bình Thuận, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và một số tỉnh Miền Bắc. Liên quan đến việc nuôi cá Lóc là vấn đề dịch bệnh, dịch bệnh xảy ra sẽ làm ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất nuôi. Trong đó bệnh do ký sinh trùng nhƣ trùng bánh xe, trùng mỏ neo, trùng quả dƣa, rận cá, giun sán. gây ảnh hƣởng rất lớn tới sức khỏe của cá; làm cho cá bị mất máu, tuột nhớt, tróc vảy, cản trở hô hấp; ngoài ra còn tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm cũng nhƣ một số KST khác xâm nhập qua vết thƣơng tổn vào gây bệnh. Khi cá bị nhiễm KST với số lƣợng lớn sẽ còi cọc, chậm lớn và đặc biệt có thể bị chết ở giai đoạn cá giống mới thả nuôi. Thanh Hóa là tỉnh mới bắt đầu phong trào nuôi cá Lóc, vấn đề dịch bệnh trên loài cá này chƣa đƣợc nghiên cứu, phòng trị một cách bài bản nên làm ảnh hƣởng đến năng suất nuôi; nhằm giúp ngƣời nuôi có đƣợc phƣơng pháp về phòng và trị bệnh cho cá, để nghề nuôi cá Lóc ngày càng phát triển một cách bền vững thì việc nghiên cứu tác nhân gây bệnh cũng nhƣ đề ra hƣớng phòng trị là rất cần thiết. Trƣớc tình hình đó đƣợc sự đồng ý của khoa Nông Lâm ngƣ nghiệp – Trƣờng Đại học Hồng Đức, tôi tiến hành đề tài: “Xác định các bệnh ký sinh trùng trên cá Lóc (Ophiocephalus .
đang nạp các trang xem trước