TAILIEUCHUNG - Một số đặc điểm về ngôn ngữ và giọng điệu phê bình của Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đại
Bài viết tập trung làm sáng tỏ thêm về một phương diện của (Nhà văn hiện đại), từ đó hiểu rõ hơn phong cách của một trong những cây bút phê bình xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. | Một số đặc điểm về ngôn ngữ và giọng điệu phê bình của Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đại TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU PHÊ BÌNH CỦA VŨ NGỌC PHAN TRONG NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI Lê Thu Trang1 TÓM TẮT Là một công trình phê bình văn học xuất sắc, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan không chỉ thể hiện tư duy lôgic của nhà khoa học mà còn mang đậm dấu ấn phê bình của người nghệ sĩ. Trong (Nhà văn hiện đại) dấu ấn phê bình nghệ sĩ ấy được thể hiện rõ nét ở ngôn ngữ và giọng điệu của Vũ Ngọc Phan. Đây cũng chính là vấn đề mà chúng tôi lựa chọn, trình bày trong bài viết này với hy vọng làm sáng tỏ thêm về một phương diện của (Nhà văn hiện đại), từ đó hiểu rõ hơn phong cách của một trong những cây bút phê bình xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Từ khóa: Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, ngôn ngữ, giọng điệu, phê bình 1. MỞ ĐẦU Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là một công trình khoa học có giá trị lớn từ khi ra đời cho đến ngày hôm nay. Bởi trƣớc hết, đó là kết quả của quá trình làm việc công phu, nghiêm túc của một nhà phê bình có cái nhìn khái quát cao. Sau đó, Nhà văn hiện đại là sản phẩm của một bộ óc sắc sảo, một khả năng phân tích tỉ mỉ, một sự cảm nhận tinh tế đối với những cái mới, cái đẹp trong văn chƣơng. Ở đó, Vũ Ngọc Phan cũng thể hiện vốn kiến văn phong phú, trí tƣởng tƣợng dồi dào, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ tinh tế, sâu sắc và một giọng điệu linh hoạt phóng khoáng. 2. NỘI DUNG . Ngôn ngữ phê bình trong Nhà văn hiện đại Bàn về đặc điểm và yêu cầu đối với phê bình văn học, GS. Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Phê bình đòi hỏi phân tích và tổng hợp, phê bình yêu cầu hiểu biết khoa học và có sức mạnh cảm thụ. Nó vừa là lí trí, vừa là tình cảm, nó là thứ văn hóa có tính thẩm mỹ” [3; tr 11]. Bởi đối tƣợng của phê bình là nghệ thuật, mà nghệ thuật là thế giới của cái đẹp và cảm tính. Sức mạnh của phê bình là sự thuyết phục, và công cụ của nó chính .
đang nạp các trang xem trước