TAILIEUCHUNG - Khảo sát giá trị của vi đạm niệu trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Tổn thương thận cấp (TTTC) là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH). Ngày càng có nhiều chỉ dấu sinh học giúp dự đoán sớm TTTC trên bệnh nhân NKH trong đó có Albumin niệu. Ở trong nước, lĩnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá vai trò của Albumin niệu trong dự đoán TTTC ở bệnh nhân NKH. | Khảo sát giá trị của vi đạm niệu trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA VI ĐẠM NIỆU TRONG DỰ ĐOÁN TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Nguyễn Lý Minh Duy *, Trương Ngọc Hải** TÓM TẮT Mở đầu: Tổn thương thận cấp (TTTC) là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH). Ngày càng có nhiều chỉ dấu sinh học giúp dự đoán sớm TTTC trên bệnh nhân NKH trong đó có Albumin niệu. Ở trong nước, lĩnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá vai trò của Albumin niệu trong dự đoán TTTC ở bệnh nhân NKH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân NKH không có TTTC nhập khoa Hồi Sức Tích Cực (HSTC) bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017 theo tiêu chuẩn của hội Hồi Sức Cấp Cứu (Society of Critical Care Medicine: SCCM) năm 2016 và tiêu chuẩn AKIN 2006. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiến cứu. Bệnh nhân được lấy nước tiểu để xét nghiệm tỷ lệ Albumin niệu/Creatinin niệu (Albumin to Creatinin Ratio: ACR) trong vòng 24 giờ từ khi được chẩn đoán NKH. Bệnh nhân được theo dõi về thời gian xuất hiện TTTC, thời gian thở máy, thời gian nằm khoa HSTC, và tỷ lệ tử vong. Kết quả: Có 39 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II và SOFA lần lượt là 16,49 ± 4,48 và 6,33 ± 2,31. 16 bệnh nhân xuất hiện TTTC và 23 bệnh nhân không có TTTC. ACR có khả năng dự đoán TTTC với diện tích dưới đường cong AUC = 0,701, KTC 95% (0,52 - 0,88), p = 0,03. Ngưỡng cắt 221,78 mg/g cho độ nhạy 62,50 % và độ đặc hiệu 82,61 %. Nhóm ACR ≥ 221,78 mg/g có nguy cơ TTTC gấp 7,92 lần so với nhóm ACR < 221,78 mg/g; KTC 95 % (1,8-34,74) p = 0,007. Tỷ lệ TTTC cao hơn ở nhóm ACR ≥ 221,78 mg/g, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ ngày thứ 3 với p = 0,006. Tỷ lệ tử vong, thời gian thở máy, thời gian nằm HSTC cao
đang nạp các trang xem trước