TAILIEUCHUNG - Áp dụng chế định “bù trừ nghĩa vụ dân sự” trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Nội dung bài viết trình bày bù trừ nghĩa vụ dân sự đã được quy định trong pháp luật dân sự của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động ngân hàng, chế định bù trừ nghĩa vụ dân sự chưa được vận dụng hiệu quả để trở thành một biện pháp thay thế cho các biện pháp bảo đảm truyền thống. Vì vậy, trong hoàn cảnh của Việt Nam, các tòa án cần có cái nhìn cởi mở hơn về biện pháp bù trừ nghĩa vụ. | Mã số: 314 Ngày nhận: 27/08/2016 Ngày gửi phản biện lần 1: 13/9/2016 Ngày gửi phản biện lần 2: 21/9/2016 Ngày hoàn thành biên tập: 22/9/2016 Ngày duyệt đăng: 22/9/2016 ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH “BÙ TRỪ NGHĨA VỤ DÂN SỰ” TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Đỗ Minh Tuấn1 Tóm tắt: Bù trừ nghĩa vụ dân sự đã được quy định trong pháp luật dân sự của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tiễn hoạt động ngân hàng, chế định bù trừ nghĩa vụ dân sự chưa được vận dụng hiệu quả để trở thành một biện pháp thay thế cho các biện pháp bảo đảm truyền thống. Vì vậy, trong hoàn cảnh của Việt Nam, các tòa án cần có cái nhìn cởi mở hơn về biện pháp bù trừ nghĩa vụ. Như vậy, việc giải thích và áp dụng các quy định của pháp luật về bù trừ nghĩa vụ cần theo hướng thuận lợi cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ đến hạn nhằm hạn chế rủi ro và nợ xấu. Từ khóa: biện pháp bảo đảm, bù trừ nghĩa vụ, đối trừ nghĩa vụ, nghĩa vụ, tiền gửi Abstract: The provisions on set-off have been set out in Vietnamese civil law for a long time. However, in practical banking, set-off has not been used efficiently as an alternative to traditional securities. Therefore, in order to cope with bad debts, provisions on set-off should be flexibly applied by the courts. As such, the interpretation and application of the provisions regulating set-off should be designed so that set-off would become one of the effective means for banks to avoid risks and bad debts where their clients are in default off loans. Key words: deposit, obligation, reduction, security, set-off Bù trừ nghĩa vụ dân sự2 đã được quy định tại Điều 386 và 387 Bộ luật Dân sự năm 1995 (BLDS năm 1995) và tiếp tục được kế thừa tại Điều 380, 381 Bộ luật Dân sự năm 1 NCS Trường Đại học Luật Hà Nội 1 2005 (BLDS năm 2005). Điều 378 và 379 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) tiếp tục giữ nguyên các nội dung về bù trừ nghĩa vụ trong BLDS năm 2005. Bù trừ nghĩa vụ không được coi là một biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, trong thực tiễn, bù trừ nghĩa vụ tỏ ra là .
đang nạp các trang xem trước