TAILIEUCHUNG - Chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á giai đoạn 1986 - 2006
Bài viết trình bày sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước khu vực Đông Bắc Á, cụ thể là với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trên hai lĩnh vực chủ yếu là: chính trị - đối ngoại và kinh tế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (204) 2015 73 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á GIAI ĐOẠN 1986 - 2006 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Đầu những năm 1980, Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã chủ trương thực hiện cuộc đổi mới toàn diện trên cả nước. Theo đó, lĩnh vực đối ngoại đã có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Bài viết trình bày sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước khu vực Đông Bắc Á, cụ thể là với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trên hai lĩnh vực chủ yếu là: chính trị - đối ngoại và kinh tế. Căn cứ vào tiêu thức địa lý thì khu vực Đông Bắc Á gồm các nước và lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Đài Loan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên), Mông Cổ và toàn bộ khu vực Viễn Đông nước Nga (Trần Anh Phương, 2007, tr. 21). Mặt khác đây là một khu vực phát triển kinh tế năng động, nơi có nhiều trung tâm kinh tế lớn, nếu phát triển quan hệ tốt với khu vực này sẽ tranh thủ được vốn, công nghệ, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập và phát triển. khu vực Đông Á, song Đông Bắc Á lại là một vùng quan trọng và rất phức tạp, bởi tập trung nhiều nước lớn. Chính vì thế mà quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á là hình ảnh thu nhỏ của các quan hệ quốc tế của thế giới. Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ tại đây như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga là đối tác chiến lược lớn nhất của Việt Nam. Do Đông Bắc Á là một khu vực không thuần nhất về thể chế chính trị, là một trong những khu vực hiếm hoi (duy nhất) trên thế giới lưu giữ hầu như còn nguyên vẹn các di sản tranh chấp và chia cắt từ thời chiến tranh lạnh, nên Việt Nam không thể điều chỉnh và đề ra chính sách chung đối với khu vực này mà chỉ có thể điều chỉnh chính sách với từng nước cụ thể trong khu vực. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày về sự điều chỉnh chính sách của .
đang nạp các trang xem trước