TAILIEUCHUNG - Kết quả nghiện cứu khảo nghiệm giống vừng VĐ11 cho tỉnh Nghệ An

Nội dung bài viết trình bày giống vừng VĐ11 được chọn lọc từ trong tập đoàn vừng VĐ11 có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng khoẻ, không phân cành, chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, chống tách quả, chống đổ và chống chịu hạn khá, có khả năng ổn định năng suất cao trong các mùa vụ và địa nhau, cho năng suất cao từ 1000-1300 kg/ha. | KẾT QUẢ NGHIỆN CỨU KHẢO NGHIỆM GIỐNG VỪNG VĐ11 CHO TỈNH NGHỆ AN Lê Khả Tường, Nguyễn Trọng Dũng, Phan Thị Nga Tóm tắt Giống vừng VĐ11 được chọn lọc từ trong tập đoàn vừng. VĐ11 có TGST ngắn, sinh trưởng khoẻ, không phân cành, chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, chống tách quả, chống đổ và chống chịu hạn khá, có khả năng ổn định năng suất cao trong các mùa vụ và địa bàn khác nhau, cho năng suất cao từ 1000-1300 kg/ha. Từ khóa: giống vừng VĐ11. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây vừng (Sesamum indicum L. syn. S. orientale L.) là cây lấy dầu hàng năm thuộc họ Pedaliaceae. Giống vừng Sesamum có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loại được trồng phổ biến là vừng trắng (Sesamum indicum L.) và vừng đen (Sesamum orientale L.). Ở Việt Nam vừng là cây lấy dầu quan trọng, được trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, tuy nhiên vùng tập trung của nó là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Vừng có thể được trồng với 2-3 vụ/năm tuỳ điều kiện canh tác của các vùng, miền. Nghệ An là một trong những tỉnh có quy mô lớn nhất, chiếm 30% diện tích và gần 40% sản lượng cả nước. Tại đây vừng được trồng trên các vùng đất cát pha, đất ven biển, đất đồi núi với quy mô ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu toàn cầu nói chung, biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Nghệ An nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trong đến hệ thống các cây trồng nói chung, cây vừng nói riêng. Điều kiện hạn hán kéo dài từ gieo trồng đến hình thành hạt ở các tháng 6,7,8, mưa nhiều gây ngập úng ở cuối vụ, tập quán gieo vãi không lên luống, không có quy trình canh tác tiên tiến đã khiến cho cây vừng sinh trưởng kém ở đầu thời vụ, bệnh héo xanh phát triển mạnh ở giai đoạn cuối vụ là những yếu tố hạn chế căn bản làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất vừng ở Nghệ An trong những năm qua, bên cạnh đó các giống vừng trong sản xuất hiện nay đều không có hiệu quả do thái hóa hoặc không còn phù hợp với điều kiện canh tác. Điều kiện sản xuất vừng như trên kéo dài trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.