TAILIEUCHUNG - Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non
Bài viết đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ ASD trẻ bao gồm: Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú học từ mới của trẻ, cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa, đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan để tăng cơ hội học từ mới cho trẻ,. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 163-171 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3-4 TUỔI HỌC HÒA NHẬP Ở TRƯỜNG MẦM NON Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu trên 40 giáo viên đang dạy mầm non hòa nhập tại địa bàn Hà Nội đã chỉ ra rằng, hầu hết giáo viên có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi. Việc sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế và chưa có hệ thống. Báo đề xuất các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển vốn từ cho trẻ ASD trẻ bao gồm: 1) Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú học từ mới của trẻ; 2) Cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa; 3) Đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan để tăng cơ hội học từ mới cho trẻ; 4) Tạo tình huống có vấn đề khi chơi/học nhằm kích thích trẻ giao tiếp; 5) Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội gia tăng vốn từ cho trẻ; 6) Tăng cường trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày; 7) Khuyến khích trẻ ASD giao tiếp, trao đổi với cô giáo và các bạn. Từ khóa: Biện pháp, hòa nhập, rối loạn phổ tự kỉ, vốn từ. 1. Mở đầu Gần một nửa số trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Autism Spectrum Disorder- ASD) không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách đơn giản, kể cả những trẻ ASD chức năng cao cũng thường chậm nói [9]. Trẻ ASD không bù đắp được những thiếu hụt về các kĩ năng ngôn ngữ bằng cử chỉ điệu bộ, một số trẻ ít sử dụng các cấu trúc có âm tiết phức tạp, số khác thể hiện cách phát âm phức tạp ở mức phù hợp [10, 11]. Một số trẻ ASD không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách đơn giản. Một số trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt và có một vốn từ vựng khá rộng, thậm chí, gần
đang nạp các trang xem trước