TAILIEUCHUNG - Luật giáo dục đại học - một số đề nghị về những nội dung cần sửa đổi
Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013) sau 5 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số điểm bất cập, đặt ra yêu cầu cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho hệ thống GDĐH ở nước ta phát triển bền vững. Trong bài viết này, tác giả phân tích những điểm bất cập và đề xuất hướng sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. | diễn đàn khoa học - công nghệ Diễn đàn Khoa học - Công nghệ Luật Giáo dục Đại học Một số đề nghị về những nội dung cần sửa đổi Phạm Thị Ly Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013) sau 5 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số điểm bất cập, đặt ra yêu cầu cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho hệ thống GDĐH ở nước ta phát triển bền vững. Trong bài viết này, tác giả phân tích những điểm bất cập và đề xuất hướng sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình Nhìn sang các nền giáo dục phát triển, mặc dù không có những quy định nhà nước về việc hiệu trưởng được phép làm gì, nhưng hiệu trưởng đại học không phải “muốn làm gì thì làm”. Ví dụ như, các trường đại học ở Mỹ thường được vận hành trên nguyên tắc đồng quản trị. Nghĩa là ai có năng lực tốt nhất trong lĩnh vực nào thì sẽ nắm quyền quyết định trong vấn đề đó. Chẳng hạn các vấn đề về học thuật như: Chính sách nghiên cứu khoa học, bổ nhiệm giảng viên, tiêu chuẩn tuyển sinh và tốt nghiệp là thẩm quyền của hội đồng khoa học, hiệu trưởng không dễ can thiệp. Trong khi đó, ở Việt Nam, hội đồng khoa học thường chỉ là bộ phận tư vấn cho hiệu trưởng, trong trường hợp có xung đột, hiệu trưởng được quyền bảo lưu ý kiến và ra quyết định dựa trên ý kiến của mình. Thêm vào đó, ở các nước phát triển, mọi quyết định của hiệu trưởng thường xuyên phải chịu sự chất vấn của hội đồng trường. 4 Tất nhiên, hội đồng trường không can thiệp các vấn đề điều hành, nhưng về nguyên tắc, hiệu trưởng phải giải trình trách nhiệm về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền và công việc của mình. Còn ở nước ta, chừng nào hiệu trưởng không vi phạm các quy định (của cấp trên) thì chừng đó họ hầu như không phải giải trình với ai. Như vậy có nghĩa là, trong thực tế chúng ta đang nắm cái cần buông (phạm vi thẩm quyền ra quyết định), và đang buông cái lẽ ra phải nắm (trách nhiệm giải trình). Trên tinh thần đó, việc .
đang nạp các trang xem trước