TAILIEUCHUNG - Tự chủ đại học và vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối với quản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo của mỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: Tự chủ về mặt tổ chức và nhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tự chủ trung bình và tự chủ cao. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 111-117 This paper is available online at DOI: TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Vân Anh Hoàng Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tự chủ đại học vừa là một xu thế, vừa là một yêu cầu tất yếu hiện nay đối với quản lí nhà nước về giáo dục đại học cũng như đối với hoạt động quản lí và lãnh đạo của mỗi nhà trường. Các lĩnh vực cơ bản của tự chủ đại học bao gồm: tự chủ về mặt tổ chức và nhân sự, tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt học thuật, với ba mức độ - tự chủ thấp, tự chủ trung bình và tự chủ cao. Hiện nay, dưới sự giám sát của nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động phát huy vai trò tự chủ và trách nhiệm xã hội của mình để có không gian hành động chủ động, ứng phó hiệu quả với những thay đổi liên tục của môi trường, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Trong bối cảnh nói trên cùng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần chú trọng đến yêu cầu nâng cao năng lực tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực về tài chính, hoạt động tổ chức, nhân sự và học thuật. Nâng cao hiệu quả của tổ chức quản lí bên trong nhà trường cùng với những chính sách đặc thù giúp nhà trường mở rộng quyền tự chủ là hai mặt của vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Từ khóa: Tự chủ, tự chủ đại học, tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự, tự chủ học thuật. 1. Mở đầu Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục đại học phải đổi mới. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chính sách nhằm thay đổi cơ chế quản lí, phát triển hệ thống giáo dục đại học công lập đáp ứng .
đang nạp các trang xem trước