TAILIEUCHUNG - Chính sách đất đai và vấn đề quản lý rừng cộng đồng

Bài viết trình bày đôi nét về chính sách đất đai, vấn đề quản lý rừng cộng đồng và đưa ra một số vấn đề khuyến nghị để khắc phục và quản lý tài nguyên rừng tốt hơn. Mời các bạn tham khảo! | Bài 17 Chính sách đất đai và vấn đề quản lý rừng cộng đồng Tiến sĩ Trần Đức Viên Phó Hiệu tr−ởng Trường Đại học nông nghiệp I-Hà Nội Chiến lược quản lý tài nguyên rừng và đất rừng đã từ nhiều thập kỷ nay được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cùng với mỗi hình thức quản lý tài nguyên, Nhà nước cũng ban hành kèm theo đó là các chính sách, ch−ơng trình nhằm hướng dẫn, chỉ đạo và định hướng cho sự hoạt động của những hình thức này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các hình thức quản lý được Nhà nước đề ra đã lần lượt bộc lộ những hạn chế, từ mô hình quản lý Nhà nước tập trung đến hợp tác xã rồi quản lý t− nhân. Tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng, dù về tỷ lệ che phủ có tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những chiến lược quản lý tài nguyên này lại không sinh lợi cho cuộc sống của người dân sống ở vùng cao - vốn là nơi được rừng đại ngàn che phủ. Có một hình thức quản lý tài nguyên khác vốn đã tồn tại từ rất lâu trong các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao và được chứng minh là rất hiệu quả không những trong quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên, mà còn rất phù hợp với trình độ quản lý, văn hoá truyền thống và đảm bảo nguồn sống/sinh kế của người dân địa ph−ơng. Nh−ng cho đến nay, hình thức quản lý tài nguyên này vẫn ch−a được công nhận một cách chính thức trên cơ sở pháp lý và ch−a được đánh giá thật sự đúng mức. Chúng tôi muốn mọi người nhìn lại vấn đề này để cùng suy ngẫm và tìm ra một lối đi. I. Đôi nét về chính sách đất đai Từ sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay, liên tục trong nhiều thập niên, diện tích rừng của Việt Nam luôn bị giảm, từ 42% năm 1943 xuống còn 36% năm 1973 và 23% năm 1991 (Poffenberger, 1998). Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm 6% diện tích đất đai của Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thập niên những năm 70 và 80, hàng năm có khoảng ha rừng bị mất, diện tích đất trống tăng lên từ 3 triệu ha năm 1943 lên 12 triệu ha năm 1995, chiếm tới 40% diện tích đất của cả nước. Sự mất mát độ phì tự nhiên đã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.