TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu tác động của butachlor lên hệ thống chống oxy hóa và các chỉ số hóa sinh ở tôm rảo đất (metapenaeus ensis)

Nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá tác động của Butachlor lên hệ thống enzyme chống oxy hóa và một số chỉ số hóa sinh ở các bộ phận và lứa tuổi khác nhau của Tôm rảo đất, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc Butachlor một cách hợp lý, tránh tác động nguy hại đến sự sinh trưởng và phát triển của Tôm rảo đất. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BUTACHLOR LÊN HỆ THỐNG CHỐNG OXY HÓA VÀ CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH Ở TÔM RẢO ĐẤT (METAPENAEUS ENSIS) HOÀNG THỊ KIM HỒNG, NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Butachlor là loại thuốc diệt cỏ, thuộc hợp chất acetamide, được phép sử dụng tại Việt Nam. Butachlor ít độc cho người nhưng độc với tôm cá. Hiện nay, ảnh hưởng của thuốc Butachlor lên khả năng chống chịu, sinh trưởng v à phát triển của tôm là vấn đề chưa được biết đến. Chúng tôi triển khai nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá tác động của Butachlor lên hệ thống enzyme chống oxy hóa và một số chỉ số hóa sinh ở các bộ phận và lứa tuổi khác nhau của Tôm rảo đất, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc Butachlor một cách hợp lý, tránh tác động nguy hại đến sự sinh trưởng và phát triển của Tôm rảo đất. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tôm rảo đất (Metapenaeus ensis) ở 3 giai đoạn sinh trưởng khác nhau: tôm post (P20), tôm post sau 1 tháng nuôi, tôm trưởng thành. Trọng lượng tôm khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng. Mẫu tôm thu tại Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm giống và các ao nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng Butachlor ở 3 nồng độ: 0,94 ppm; 1,88 ppm và 3,75 ppm. Chọn các cá thể tôm tương đồng về trọng lượng, nuôi song song trong cùng một điều kiện. Đầu tiên ổn định tôm trong khoảng 24 giờ để tôm thích nghi với môi trường sống mới, pha thuốc Butachlor với ba nồng độ như trên vào môi trường nước cho tôm sinh sống trong khoảng 24 giờ, sau đó thu mẫu để nghiên cứu. Phương pháp xử lý mẫu để xác định hàm lượng protein, hàm lượng GSH, hoạt độ SOD, C-ase, P-ase và chỉ số LP được xác định theo phương pháp đã trình bày trước đây của tác giả Phan Văn Trí và cs., 2008. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê để tính giá trị trung bình và phân tích LSD với p<0,05 bằng chương trình SAS. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.