TAILIEUCHUNG - Tóm tăt Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tạp văn của các cây bút nữ sau 1986
Nội dung chính của luận án là được triển khai thành 3 chương: chương 1 - Tạp văn Việt Nam – khái niệm và tiến trình phát triển, chương 2 - Tạp văn của các cây bút nữ sau 1986 – nhìn từ phương diện nội dung, chương 3 - Tạp văn của các cây bút nữ sau 1986 – nhìn từ phương diện nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN ĐĂNG KIÊN ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN CỦA CÁC CÂY BÚT NỮ SAU 1986 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60. 22. 34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH Phản biện 1: TS. Tôn Thất Dụng Phản biện 2: TS. Ngô Minh Hiền Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 05 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), hầu hết mọi lĩnh vực đời sống, xã hội trên đất nước ta như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng đều đổi mới rõ rệt, trong đó có văn học. Xu thế dân chủ hóa xã hội cũng thúc đẩy văn học mở ra trang mới, các nhà văn có điều kiện “khẳng định giá trị cá nhân” [4] như một nhu cầu không thể thiếu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. “Hàng loạt tác phẩm ra đời sau 1986, đã xuất hiện một cách nhìn hiện thực đa dạng, nhiều chiều, thể hiện mối quan hệ tự do của nhà văn đối với hiện thực” [3, tr. 22]. Và theo như Nguyễn Đăng Mạnh, thì: “ý thức cá nhân thức tỉnh sâu sắc ở những người cầm bút đã dẫn đến những tìm tòi mới mẻ về tư tưởng, về bút pháp, phong cách” [3, tr. 3], tính từ điểm mốc quan trọng này. Thừa hưởng những thuận lợi từ sau Đại hội VI của Đảng, đội ngũ nhà văn nói chung, các cây bút nữ nói riêng đã tự “cởi trói” cho mình, sánh tài với “phái mạnh” trên nhiều thể loại. Sau 1986, trên văn đàn xuất hiện nhiều cây bút nữ nổi tiếng: Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lý Lan, Dạ Ngân, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư Như vậy, tự thân nữ giới hẳn không phải nghèo tài năng, cá tính sáng tạo, ngược lại, họ có đủ “tư cách” ngồi cùng bàn với nam giới để thi thố về văn
đang nạp các trang xem trước